Tiểu sử của Trần Nghi (1947 - ?)

Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Nghi (sinh năm 1947) là một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực ĐỊa chất Trầm tích có nhiều cống hiến trong khoa học, đào tạo.[

Trần Nghi (1947 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Trần Nghi:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1947 ... ... Trần Nghi được sinh ra
... ... ... Trần Nghi mất

Thân thế và sự nghiệp của Trần Nghi:

Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Nghi (sinh năm 1947) là một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực ĐỊa chất Trầm tích có nhiều cống hiến trong khoa học, đào tạo.[


Ông đã có 23 đầu sách đã xuất bản, trong đó có 11 cuốn là chủ biên hoặc viết một mình. Những công trình của ông được giới khoa học đánh giá cao.

Trong sự nghiệp đào tạo của mình, GS. Nghi đã và đang hướng dẫn 31 NCS, trong đó đã bảo vệ thành công luận án TS là 28 người, hướng dẫn 39 luận văn Cao học bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ. Ông chính là vị Giáo sư đạt kỷ lục hướng dẫn nhiều NCS nhất trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội và tỷ lệ NCS bảo vệ thành công cũng cao nhất.

Ông là nhà khoa học đầu tiên xác định được tuổi của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng.

Tên của ông đã được đưa vào Trung tâm Di sản các nhà khoa học bên cạnh tên tuổi các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành khác của Việt Nam.
GS. TS. Trần Nghi quê ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch. Ông sinh ngày 10-8-1947 trong gia đình giàu truyền thống hiếu học, sáu đời đều làm nghề dạy học và thầy lang. Em của GS. TS. Trần Nghi là GS. TS. Trần Hữu Bình, nguyên Viện trưởng Viện sức khoẻ Tâm thần Việt Nam.
- Tốt nghiệp chuyên ngành Trầm tích luận tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1970.

- Năm 1970, tốt nghiệp ĐH với thành tích xuất sắc, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Hà Nội

- Số năm trực tiếp giảng dạy: 33

- Bảo vệ luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Trầm tích dầu khí tại Trường Đại học tổng hợp Bucaret, Rumani năm 1980.

- Bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Trầm tích dầu khí tại Trường Đại học Tổng hợp Bucaret, Rumani năm 1982.

- Được phong học hàm Giáo sư năm 1996.

- Các chức vụ đã đảm nhiệm: Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, ĐHQG Hà Nội, Viện trưởng Viên Nghiên cứu Địa môi trường và Thích ứng biến đổi khí hậu-LHCHKH&KTVN, Ủy viên Hội đồng học hàm Cơ sở của ĐHKHTN; Ủy viên Hội đồng Trầm tích Thế giới; Ủy viên Hội đồng Học hàm liên ngành Khoa học Trái Đất và Mỏ; Ủy viên Hội đồng KHTN của Bộ Khoa học và Công nghệ (từ 1996 đến nay); Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trái đất (từ 1996 đến nay); Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Trái Đất của ĐHQGHN; từ 1983-1985 là Chủ tịch Công đoàn Khoa Địa chất - Địa lý, là Chi uỷ viên và Bí thư chi bộ khoa Địa chất - Địa lý ĐHTH HN; 1987-1990 là Đảng uỷ viên ĐHTH HN; từ 2001 đến nay là Đảng uỷ viên ĐHQGHN, Đảng uỷ viên, Thường vụ Đảng uỷ ĐHKHTN.

Hoạt động khoa học
- Giáo trình giảng dạy chính: Thạch học đá trầm tích, Trầm tích luận, Địa chất biển.

- Lĩnh vực nghiên cứu chính: Trầm tích dầu khí, Địa chất Đệ tứ, Trầm tích biển và thạch động lực đới bờ, Trầm tích luận và tướng đá cổ địa lý.

Các công trình khoa học tiêu biểu:

Nghiên cứu những quy luật tương quan giữa các yếu tố trầm tích để đánh giá chất lượng colect dầu khí của các đá vụn cơ học. Tạp chí khoa học về trái đất, N03, 1985.
Reservoir property of Neogen terrigenous deposits of the Hanoi depression by quantitative method. Proc. 1st conf. Geol. Indoch., HoChiMinh City., p. 255 - 264. Trần Nghi, Trần Hữu Thân, Đoàn Thám, 1986.
Sedimentary cycles and Quaterary geological evolution of the Red river delta of Vietnam. Proc. Nat. Cent. Sci. Ré. Vietnam, P: 100 - 108. Tran Nghi, Nguyen Van Vuong et al, 1991.
Quaternary sedimentation of the principal delta of Vietnam. J. S-A Earth Sci., Vol. 6, No 2, P. 103 - 110.Tran Nghi, Ngo Quang Toan et al, 1991.
Tiến hoá trầm tích Kainozoi bồn trũng Sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo. Tạp chí các khoa học về Trái đất 12 - 2000, 290 - 305. Trần Nghi, Chu Văn Ngợi, 2000.
Các công trình khoa học đã công bố từ năm 1995 đến nay:

Các chu kỳ biển tiến, biển thoái với lịch sử hình thành các đồng bằng ven biển Miền Trung trong Đệ tứ. Những phát hiện mới về KCH: 15 - 17. Trần Nghi, 1995. Mối quan hệ giữa đặc điểm tướng trầm tích và nước ngầm của trầm tích Đệ tứ đồng bằng Sông Hồng. Địa chất, No 226: 11 - 19.
Đặc điểm tướng đá, lịch sử tiến hoá môi trường trầm tích đáy biển phía nam quần đảo Hoàng Sa. Các khoa học về Trái đất, 17 (3): 137 - 141. Trần Nghi, 1995. Trần Nghi, Nguyễn Văn Bách, Lê Duy Bách, Nguyễn Tiến Hi, Trần Văn Hưng, 1995.
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về quy luật phân bố và tích tụ trầm tích trong hồ chứa Hoà Bình. Các khoa học về Trái đất, 17 (1): 16 - 21.Trần Nghi, Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Tiến Hi, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Huy Phúc, 1995.
Những suy nghĩ về mối quan hệ giữa địa chất Đệ tứ phần đất liền và thềm lục địa Việt Nam. Công trình nghiên cứu Địa chất và Địa Vật Lý biển, No 1: 90 - 99. Trần Nghi, Nguyễn Biểu, 1995.
Quy luật phân bố sa khoáng biển trong trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam. Địa chất, No 237: 19 - 24. Trần Nghi, Nguyễn Biểu, Bùi Công Quế, 1996.
Tiến hoá thành hệ cát ven biển Miền Trung trong mối tương tác với sự giao động mực nước biển trong Đệ tứ. Công trình nghiên cứu ĐC và ĐVL biển, No 2: 130 - 138. Trần Nghi, 1996.
Đặc điểm trầm tích và lịch sử tiến hoá các thành tạo cát ven biển Qung Bình. Tạp chí khoa học Đại Học Quốc gia Hà Nội, KHTN, T.XIII, No 3: 39 - 47. Trần Nghi, Hoàng Trọng Sở, 1997.
Một số đặc điểm tiến hoá địa hoá trầm tích đệ tứ vùng đồng bằng Thừa Thiên - Huế. Địa chất, No 245: 21 - 26.Trần Nghi, Đặng Mai, 1998.
Môi trường và cơ chế thành tạo cát đỏ Phan Thiết. Địa chất, No 245: 10 - 20. Trần Nghi, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Vũ Văn Vĩnh, Ma Kông Cọ, Trịnh Nguyên Tính, 1998.
Tiến hoá thạch động lực và môi trường trầm tích Oligocen bồn trũng Cửu Long và đánh giá triển vọng dầu khí. Tạp chí các khoa học về trái đất. 20 (4). 265 - 274. 12/1998. Trần Nghi, Phạm Huy Tiến, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, 1998.
Xác định mô hình phát sinh và phát triển bể dầu khí bằng nguyên lý phân tích bồn. Tạp chí các khoa học về trái đất. 28 (2): 98 - 109. 6/1999.Trần Nghi, Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách, 1999.
Découverte de foraminiferes du Trias dans les calcaires de la région de Ninh Binh (Nord - Vietnam). C.R. Acad. Scl. Paris, Sciences de la terre et des planetes, 1998, 326, 113 - 119. Rossana Martini, Louisette Zaninetti, Jcan - Jacques Cornée, Michel Villeneuve, Nghi Tran et Trong Thang Ta, 1998.
Tiến hoá trầm tích và cổ địa lý giai đoạn Pliocen - Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Tạp chí Địa chất, loạt A, phụ trương 2000. Trần Nghi, Mai Thanh Tân, Doãn Đình Lâm, Đinh Xuân Thành, Hoàng Văn Thức, 2000.
Đặc điểm địa động lực vùng châu thổ Sông Hồng. Tạp chí Địa chất, loạt A, phụ trương 2000. Số dành riêng cho khoa Địa chất Chu Văn Ngợi, Trần Nghi, Mai Trọng Nhuận, Đặng Văn Luyến, Đỗ Minh Đức, 2000.
Sách chuyên môn đã xuất bản:

Thạch luận (dịch từ Tiếng Nga in Tipo). Nxb Đại học và THCN, 1978.
Trầm tích học (Giáo trình in Tipo năm 2001). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 350 trang
Địa chất biển. Giáo trình nhân bản Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.
Hướng dẫn thực tập thạch học dưới kính hiển vi phân cực. Giáo trình nhân bản trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.
Dễ cũng đã hơn 10 năm rồi chúng tôi mới có dịp gặp lại Giáo sư Trần Nghi, nhà khoa học đầu tiên xác định được tuổi của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng. So với những lần gặp trước, ông vẫn khỏe như ngày nào, duy có điều bao đề tài khoa học mới đang làm ông bận bịu suốt ngày. Bởi vậy tìm gặp ông giữa đô thành Hà Nội quả không dễ chút nào. Cuối cùng sau một ngày tìm địa chỉ, chúng tôi đã đến được ngôi nhà riêng của ông. Sau cái bắt tay ấm áp đầy tình cảm của một người đồng hương, ông vui vẻ trò chuyện.
GS-TS Trần Nghi quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch. Ông sinh ngày 10-8-1947 trong gia đình giàu truyền thống hiếu học. Ông cắp sách đến trường phổ thông vào những năm tháng chiến tranh ác liệt. Hồi đó ở vùng đất Nam Quảng Trạch còn ngổn ngang những hố bom. Những ngôi trường tạm bợ làm bằng hầm chữ A để tránh bom đạn là nơi ông cùng các bạn đồng trang lứa làm nơi học hành.

Vậy nhưng khó khăn không làm ông nản chí, trái lại càng tăng niềm khát khao được học. Ông luôn thể hiện rõ là người học sinh học giỏi xuất sắc toàn diện. Hầu hết các môn học tự nhiên và xã hội ông đều giành kết quả cao nhất trường. Năm học lớp 10, ông giành giải nhất môn Văn của tỉnh và nhận được phần thưởng của Bác Hồ- phần thưởng cao quý dành cho học sinh đạt điểm tối đa tất cả các môn học. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông nhận được giấy báo sang học khoa Vật lý Trường đại học Bắc Đại, Trung Quốc.

Với quyết tâm cao, ông đã giành 15 ngày đêm đi bộ vượt qua 500 km từ Quảng Bình ra Hà Nội để được đi học nước ngoài. Tuy nhiên do hoàn cảnh quốc tế thay đổi, ông đã ở lại học trong nước. Ông được phân về học ngành Địa chất tại khoa Địa lý-Địa chất Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Tại đây ông may mắn được sự dìu dắt của GS-NGND Nguyễn Văn Chiến, người thầy và là nhà địa chất đầu tiên của nước ta. Cùng với tài năng bẩm sinh và niềm say mê khoa học, GS-TS Trần Nghi đã vượt qua bao gian khổ hy sinh thầm lặng để trở thành một nhà khoa học địa chất danh tiếng. Năm 1970, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.

Bảy năm sau đó, ông được cử tham gia kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh toàn quốc. Sau khi đỗ thủ khoa, ông được cử sang nghiên cứu sinh tại Trường đại học Tổng hợp Bucaret, Rumani. Năm 1982 ông đã xuất sắc bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Địa chất dầu khí tại Đại học Tổng hợp Bucaret. Ông đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí như Phó Chủ nhiệm khoa Địa lý-Địa chất, Chủ nhiệm khoa Địa chất Trường đại học Khoa học Tự nhiên đại học Quốc gia Hà Nội; Phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Tự nhiên đại học Quốc gia Hà Nội.
Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục được Nhà nước giao trọng trách Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo-Đại học Quốc gia Hà Nội. Với cương vị là nhà khoa học, nhà giáo nhân dân ông đã có nhiều cống hiến cho đất nước nói chung, quê hương Quảng Bình nói riêng.

Trong cuộc trò chuyện với ông, chúng tôi muốn được ông trao đổi nhiều hơn với đề tài tìm ra tuổi Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng. Thật thú vị bởi trong quá trình nghiên cứu khoa học của cuộc đời ông gắn liền với bước phát triển của quê hương Quảng Bình yêu dấu – vì ông là nhà khoa học đầu tiên tìm ra tuổi Phong Nha-Kẻ Bàng. Phát hiện của ông cùng nhóm cộng sự đã góp phần rất lớn vào việc đưa Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Trong dòng hồi ức của mình, GS-TS Trần Nghi cho biết: Để hoàn chỉnh hồ sơ gửi UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đối với Phong Nha-Kẻ Bàng cần chứng minh được 4 vấn đề quan trọng: 1) Đa dạng địa chất, địa mạo và lịch sử của vỏ trái đất khu vực; 2) Chứng minh hang động có tuổi cổ ; 3) Tính độc đáo của hệ thống hang động; 4) Đa dạng sinh học và những loài động thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Trước đó, vào năm 1998, hồ sơ di sản chưa thành công vì nhiều lý do, trong đó có lý do chưa chứng minh được những vấn đề quan trọng trên. Và có một kết luận nhầm lẫn khi cho rằng hang động Phong Nha là hang động trẻ. Do đó tỉnh Quảng Bình đã gửi công văn cho GS-TSKH Nguyễn Văn Mậu, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội yêu cầu nghiên cứu bổ sung hồ sơ di sản. GS-TS Nguyễn Văn Mậu giao cho GS-TS Trần Nghi thực hiện công việc.

Lúc ấy ông đang là Chủ nhiệm khoa Địa chất. Sau khi được giao nhiệm vụ, ông thiết lập nhóm nghiên cứu gồm: GS-TS Trần Nghi (Chủ biên); GS-TS Nguyễn Quang Mỹ; TS Đặng Văn Bào; PGS-TS Vũ Văn Phái; KS Phan Duy Ngà; KS Lê Huy Cường và các nhà lâm nghiệp thuộc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp Viện điều tra quy hoạch rừng. Kết quả công trình vừa kế thừa các kết quả nhiều năm về địa chất địa mạo do Cục Địa chất Địa mạo Việt Nam thực hiện vừa bổ sung những nghiên cứu mới theo yêu cầu và tiêu chí đặt ra của UNESCO bao gồm: Lịch sử phát triển vỏ trái đất khu vực và những đa dạng địa chất địa mạo; Đa dạng sinh học và các loại bị đe dọa. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được các luận điểm quan trọng có ý nghĩa và quyết định thành công của hồ sơ di sản.
Chúng tôi hỏi GS-TS Trần Nghi: “Xin GS cho biết rõ hơn nét chính của kết quả nghiên cứu?”. GS-TS Trần Nghi cho biết: “Qua nghiên cứu cho thấy Phong Nha-Kẻ Bàng là khu vực Karst cổ có lịch sử địa chất lâu dài trên 400 triệu năm, có hệ thống hang động giá trị nhất ở Đông Nam Á và trên thế giới thể hiện ở các đặc điểm: Khu vực có cấu trúc địa chất phức tạp và thành phần thạch học đa dạng; Lịch sử phát triển vỏ trái đất lâu dài từ 450 triệu năm đến nay. Trải qua 5 giai đoạn phát triển lớn, Phong Nha-Kẻ Bàng là nôi bảo tồn đa dạng sinh học lớn, nơi chứa đựng nhiều loại động thực vật đang bị đe dọa.”
“GS là nhà khoa học đầu tiên cùng các cộng sự xác định được tuổi Phong Nha-Kẻ Bàng là trên 36 triệu năm?”. “Đúng vậy. Đó là kết quả nghiên cứu của tôi hàng chục năm nay và tôi biết đó là một trong những cơ sở khoa học để UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng”. GS-TS Trần Nghi bình luận xung quanh phát hiện này: “Trên cơ sở giá trị thật của Phong Nha-Kẻ Bàng, các nhà khoa học đã góp phần cùng vén bức màn bí ẩn của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Công trình nghiên cứu bổ sung hồ sơ Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng là của cả tập thể, không riêng gì cá nhân nào. Chúng tôi chỉ là người kết nối tập hợp…”.

GS-TS Trần Nghi đã đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm chương trình Biển KC-09/11-15 do Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm. Ở cương vị này ông sẽ có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đề xuất tuyển chọn, quản lý các đề tài khoa học và công nghệ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo Việt Nam. Ngoài hoạt động nghiên cứu khoa học, ông cũng đang chuyên tâm dạy dỗ bồi dưỡng đội ngũ khoa học trẻ tài năng. Dưới sự dìu dắt của ông, đã có trên 15 người trở thành tiến sĩ; riêng con gái của ông là Trần Thị Thu Yên cũng đang kế tục sự nghiệp khoa học của cha, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại một quốc gia ở Châu Âu và hiện đang là giảng viên của nhiều trường đại học của Châu Âu.

Cuộc trò chuyện với nhà khoa học Trần Nghi thật thú vị. Trước khi chia tay, ông nói chuyện say mê về triển vọng của tiềm năng du lịch Quảng Bình, tiềm năng đó đang tiến triển đáng mừng nhờ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; không chỉ có rừng, biển Quảng Bình cũng đang phát huy giá trị lớn về nhiều mặt, trong đó có du lịch. Chúng tôi hy vọng GS-TS Trần Nghi, người con quê hương xa xứ trên bước đường nghiên cứu khoa học sẽ tiếp tục có nhiều cống hiến mới cho quê hương Quảng Bình.
Sinh ra từ vùng quê nghèo - làng Minh Lệ (nay thuộc xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), nhờ tố chất thông minh và lòng hiếu học, cậu học trò làng Trần Nghi đã trở thành Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Trần Nghi. Ông là một tấm gương sáng về vượt khó thành tài.
Nắm chắc bài ngay trên lớp
Trần Nghi xuất thân trong một gia đình hiếu học, có ông nội là tú tài chữ nho, làm Lý trưởng làng Minh Lệ, bố là một vị quan cửu phẩm trong triều đình Huế.

Những năm cải cách ruộng đất, gia đình ông lâm vào cảnh khó khăn. Ở vùng quê nghèo, tuổi thơ của Trần Nghi là những ngày thiếu đói, bữa ăn khoai sắn nhiều hơn cơm.

Thuở học phổ thông ở quê, hằng ngày, cứ sau mỗi buổi học là ông lại đi làm cho hợp tác xã để có công điểm cho gia đình. Trong 3 năm học cấp 2 vì xã chưa có trường nên ông phải đi bộ chân đất theo con đường sắt lát đá lên học cấp 2 xã Quảng Sơn, cách nhà 4 cây số.

Nhà neo người, mẹ ốm nặng, chị cả đi lấy chồng 2 anh trai đi bộ đội, nên tuy mới 12 tuổi nhưng ông đã là một lao động chính trong gia đình, phải làm tất cả mọi công việc để giúp đỡ cha mẹ. Như vào rừng lấy củi về chợ bán kiếm tiềm, chèo đò ngang, cày bừa, cấy giắm và gặt hái mỗi năm 2 vụ.

Ông nổi tiếng là con ngoan trò giỏi. Do hàng ngày phải đi học buổi sáng nên ông không đi làm cùng hợp tác xã được. Nhà ông phải nhận khoán ruộng, buổi chiều về ông làm một mình để lấy công điểm giúp gia đình.

Nhờ Trời phú cho có một trí nhớ siêu phàm nên ông thường thuộc bài ngay trên lớp; buổi tối ông chỉ cần xem lại một lần là đã nắm vững kiến thức. Ông học giỏi cả các môn tự nhiên và xã hội. Cả 4 năm học cấp 1 và 3 năm học cấp 2 ông đều đạt học sinh giỏi của trường.

Những năm học cấp 3 (Trung học phổ thông ngày nay) của ông là thời gian Đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc nước ta, trong đó tỉnh Quảng Bình bị máy bay Mỹ ném bom rất ác liệt.

Ông phải học trong những lớp học dã chiến (nửa chìm nửa nổi) để tránh thương vong khi có máy bay oanh tạc, buổi tối học bài dưới hầm bằng đèn dầu và phải lấy chăn che cửa hầm không cho ánh sáng lọt ra ngoài. Hoàn cảnh học tập vất vả và nguy hiểm như vậy nhưng năm lớp 8 và lớp 9 ông đều đạt học sinh giỏi.

Đặc biệt, năm học lớp 10, ông được nhà trường chọn vào cả ban chuyên toán và ban chuyên văn. Vào đợt thi học sinh giỏi cấp tỉnh, do lịch thi văn và thi toán trùng nhau số thành viên thi văn lại ít hơn nên nhà trường chỉ định ông thi môn văn. Kết quả ông đã đạt giải Nhất môn văn tỉnh Quảng Bình và tiếp tục được chọn thi học sinh giỏi văn Miền Bắc. Ấn tượng nhất đối với ông là cuối năm học lớp 10, ông được tặng thưởng danh hiệu phần thưởng Bác Hồ, phần thưởng cao quý nhất giành cho học sinh cuối cấp đạt 100% điểm 5 cả 10 môn học.

Bí quyết học giỏi toàn diện của ông là chịu khó, say mê học tập, thuộc bài ngay trên lớp học. Ông không có thái độ học lệch mà nắm chắc kiến thức của tất cả các môn học. Đồng thời mỗi một môn học ông đều tìm ra một phương pháp tư duy phù hợp với tính đặc thù của môn học đó.
Nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực địa chất
Sau khi hoãn học khoa vật lý Trường Đại học Bắc Đại (Trung Quốc), ông được phân vào học Khoa Địa Lý-Địa Chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 1966 - 1970. Tốt nghiệp vào loại ưu ông được Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Văn Chiển, nhà địa chất đầu tiên và thầy địa chất đầu tiên của Việt Nam, giữ lại làm cán bộ giảng dạy cùng nhóm chuyên môn với Thầy. Con đường khoa học rộng mở với ông từ đó.

Vào năm 1977, ông được cử dự khóa thi nghiên cứu sinh đi làm luận án tiến sĩ nước ngoài và ông đã đỗ thủ khoa về lĩnh vực Khoa học Trái Đất.

Ông xúc động kể lại, năm đó dự thi cả nước là 1.500 người cho tất cả các lĩnh vực khoa học, nhưng chỉ đỗ có 200 người, trong đó có ông. Đề tài nghiên cứu sinh của ông là địa chất dầu khí nên ông được phân công sang nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tổng hợp Bucaret, Rumani và ông đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ năm 1982.

Năm 1996, ông được phong hàm Giáo sư, trở thành một trong ba Giáo sư trẻ nhất của ngành Khoa học Trái đất ở Việt Nam. Năm 2008, ông được Nhà nước phong Nhà giáo Nhân dân, danh hiệu cao quý nhất của một thầy giáo bậc đại học ở Việt Nam.

Nói về hoạt động khoa học của mình, Giáo sư Trần Nghi vui mừng chia sẻ, ông là người đầu tiên cùng các cộng sự thành lập ra "Bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1/1.000.000" cùng "Bản đồ địa chất Pliocen - Đệ Tứ vùng biển Việt Nam và kế cận tỷ lệ 1/1000000" theo một nguyên tắc thành lập và hệ thống chú giải riêng đổi mới và sáng tạo (trước đó chưa ai vẽ).

Ông là người chủ biên và 2 nhà khoa học khác cộng sự là Phó giáo sư Tạ Hoà Phương phụ trách nghiên cứu địa tầng; Phó giáo sư Đặng Văn Bào nghiên cứu về địa mạo, đã tập trung nghiên cứu xây dựng "hồ sơ di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình Việt Nam" từ 1999-2001. Đến tháng 7 năm 2003 UNESCO họp hội đồng bỏ phiếu và Hồ sơ do ông chủ trì đã được công nhận.

Điểm nhấn của hồ sơ là bài toán xác định được tuổi của các thế hệ hang động Phong Nha -Kẻ Bàng. Ông là người đầu tiên xác định được tuổi cổ nhất của hang động Phong Nha - Kẻ Bàng là 32 triệu năm, đồng thời xác định được 8 thế hệ tuổi trẻ dần từ 5 triệu năm đến nay của hang động khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng và lân cận.

"Để được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới thì chúng tôi đã phải nghiên cứu và chứng minh được 5 nội dung quan trọng, gồm: (1) Tính toàn cầu của khu vực hang động Phong Nha-Kẻ Bàng; (2) Tính đa dạng địa chất, địa mạo và lịch sử phát triển lâu dài của vỏ Trái Đất khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng và toàn tỉnh Quảng Bình; (3) Xác định tuổi của toàn bộ của hệ thống hang động, trong đó phải chứng minh được hang động Pha Nha-Kẻ Bàng có tuổi cổ; (4) Phong cảnh đẹp và tính độc đáo của hệ thống hang động" - Giáo sư Trần Nghi cho hay.

Điều đặc biệt của ông là làm khoa học gắn với kiêm nhiệm công tác quản lý từ chủ nhiệm bộ môn, phó chủ nhiệm khoa, chủ tịch công đoàn, bí thư chi bộ, chủ nhiệm khoa cho đến phó hiệu trưởng nhà trường. Cùng trong khoảng thời gian đó, ông đã viết và xuất bản 23 đầu sách khoa học, trong đó 8 đầu sách là giáo trình ở bậc đại học và sau đại học và 15 đầu sách chuyên khảo.

Khi đánh giá về cuốn sách "Địa chất trầm tích Việt Nam" của Giáo sư Trần Nghi, Phó giáo sư Nguyễn Địch Dỹ - nguyên Chủ tịch Hội Đệ Tứ - Địa mạo Việt Nam đã viết: "Cuốn sách "Địa chất trầm tích Việt Nam" của Giáo sư Trần Nghi đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu chọn lọc của tác giả hơn 40 năm trở lại đây.

Những kết quả này được tích hợp thành những nguyên lý, công thức lý thuyết và các hệ số trầm tích định lượng góp phần hoàn thiện và khắc phục những tồn tại trong nghiên cứu trầm tích luận của thế giới.

Các hệ số đó đã và đang được các nhà nghiên cứu, học viên cao học và nghiên cứu sinh sử dụng một cách có hiệu quả trong lĩnh vực trầm tích dầu khí và trầm tích Đệ Tứ ở Việt Nam".

Giáo sư Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ Địa chất cũng nhận xét về Giáo sư Trần Nghi rằng: "Thầy là một nhà khoa học đầu ngành của địa chất, lỗi lạc và uyên bác".
Giáo sư Trần Nghi đã có 160 bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế và trong nước; Chủ nhiệm, chủ biên 5 đề tài khoa học cấp Nhà nước, tham gia thực hiện 10 đề tài cấp Nhà nước khác. Ông cũng thực hiện 3 dự án cấp Nhà nước, Chủ nhiệm 3 đề tài khoa học cấp Bộ; Chủ nhiệm Chương trình Biển KC-09/11-15 do Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm.

Trong công tác đào tạo, Giáo sư Trần Nghi đã hướng dẫn bảo vệ luận văn thạc sĩ cho 40 học viên cao học, hướng dẫn và bảo vệ thành công 35 luận án tiến sĩ và hiện đang hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ.

Ở Việt Nam, Giáo sư Trần Nghi được xem là nhà giáo, nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực địa chất và khoa học trái đất.

Giáo sư Tiến sĩ - Nhà giáo Nhân dân Trần Nghi - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Tổng hội Địa chất Việt Nam; Chủ tịch Hội Trầm tích Việt Nam; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu thuộc Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam; nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Trần Nghi:

Lâm Đức Thụ (1890 - 1947)

  • 2 thg 12, 2
  • 106

Lâm Đức Thụ là người hoạt động cách mạng chống Pháp rồi trở thành chỉ điểm cho mật thám Pháp, người được cho là đã bán đứng Phan Bội Châu cho thực dân Pháp. Lâm Đức Thụ tên thật là Nguyễn Công Viễn, còn có biệt danh là Trương Béo hoặc bí danh là Hoàng Chấn Đông, quê ở Thái Bình, con trai cụ tú tài Nguyễn Hữu Đàn và là cháu nội nhà nho yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Lâm Đức Thụ thi đỗ đầu xứ, nên còn gọi là Đầu xứ Viễn.

Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947)

  • 11 thg 11, 2014
  • 106

Nguyễn Văn Tố bút hiệu Ứng Hoè, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1889, quê ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ cụ học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành chung (Trung học). Về nước cụ làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Cụ từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945.

Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)

  • 11 thg 11, 2014
  • 117

Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng (Thuở nhỏ có tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1876, là người làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam.

Hàn Châu (1947 - ?)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Hàn Châu là một nhạc sĩ nhạc vàng sáng tác trước 1975 đến nay với các ca khúc quen thuộc: Cây cầu dừa, Những đóm mắt hỏa châu, Thành phố sau lưng, Tội tình, Về quê ngoại...

Trần Tiến (1947 - ?)

  • 30 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng, vừa là ca sĩ. Ngoài ra, ông từng giành được một đề cử tại giải Cống hiến. Ông hiện sống cùng với vợ ở Vũng Tàu.

Trúc Khê (1901 - 1947)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông sinh ra trong một gia đình gốc nông dân và tiểu thủ công ở thôn Thị Cấm, xã Phương Canh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Quỳnh Dao (1918 - 1947)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà thơ Việt Nam trong phong trào Thơ mới.

Lâm Đức Thụ (1890 - 1947)

  • 3 thg 12, 2022
  • 0

Ông là người hoạt động cách mạng chống Pháp rồi trở thành chỉ điểm cho mật thám Pháp, người được cho là đã bán đứng Phan Bội Châu cho thực dân Pháp và cũng là người được phía Trung Quốc cho rằng đã mai mối Tăng Tuyết Minh cho Nguyễn Ái Quốc.

Vũ Thiện Tấn (1911 - 1947)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Ông là Chủ tịch chính thức đầu tiên của liên tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông là một liệt sĩ, một người yêu nước đã đi tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi chế độ thuộc địa của thực dân Pháp từ khi còn rất trẻ. Ông hoạt động cách mạng ở nhiều nơi trên cả ba miền đất nước, từng bị bắt và đày ra Côn Đảo hai lần, được Hồ Chí Minh ký truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất ngày 20 tháng 8 năm 1961.

Dương Trung Quốc (1947 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Dương Trung Quốc (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1947) là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai (một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử). Năm 2016, ông là ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử. Ông Dương Trung Quốc nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp quốc hội. Ông có bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử, là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ông là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.

Bùi Văn Nam Sơn (1947 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Bùi Văn Nam Sơn (sinh năm 1947) là một triết gia, tác giả và dịch giả nổi tiếng và có uy tín tại Việt Nam. Ông đã dịch và hiệu đính một số tác phẩm triết học và khoa học xã hội đã được xuất bản tại Việt Nam.

Nguyễn Trí Hiếu (1947 - ?)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Nguyễn Trí Hiếu là một Việt kiều, quốc tịch Mỹ, là chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập, đồng thời đảm nhiệm cương vị thành viên thường trực và độc lập Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình. Tính đến năm 2013, Nguyễn Trí Hiếu có 32 năm kinh nghiệm làm ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức và 3 năm tại Việt Nam. Ông là người Việt đầu tiên thành lập ngân hàng tại Mỹ và cũng là một trong những chuyên gia có nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho việc phát triển ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam. Ông còn là một giáo sư môn Aikido tại Mỹ.

Trần Nghi (1947 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Nghi (sinh năm 1947) là một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực ĐỊa chất Trầm tích có nhiều cống hiến trong khoa học, đào tạo.[

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->