Thời kỳ Tự chủ (905 - 938)
Tự chủ (905 - 938):
Sự kiện thuộc thời kỳ này
Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930 - 931)
- 2 thg 12, 2
- 1003
Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. Tiếp tục sự nghiệp của cha, Khúc Thừa Mĩ đã cử quân sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong chức Tiết độ sứ. Viện cớ này, năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán nhân đó cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội). Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin đã kéo quân từ Thanh Hoá ra Bắc, bao vây thành Tống Bình
Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta (938 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 513
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết. Được tin, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc. Kiều Công Tiễn vội cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cớ đó, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào Đại La (Tống Bình, Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành chính quyền tự chủ (905 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 639
Từ cuối thế kỉ thứ IX, triều đại nhà Đường sắp sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kỳ đại loạn sử cũ gọi là thời kỳ Ngũ đại Thập quốc (5 đời 10 nước). Việc cai trị ở An Nam trở nên lỏng lẻo. Nhân cơ hội này, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng có thế lực lâu đời ở đất Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương), đã nhanh chóng đứng ra lãnh đạo nhân dân nổi lên đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, đánh chiếm Tống Bình, dựng quyền tự chủ cho đất nước. Khúc Thừa Dụ cũng tự xưng là Tiết độ sứ.
Ngô Quyền khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938 - ?)
- 20 thg 1, 2015
- 435
Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của nước ta, nối lại quốc thống cho dân tộc. Sau chiến thắng vang dội này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam.
Dương Đình Nghệ đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến (931 - ?)
- 12 thg 3, 2015
- 121
Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán.
Nhân vật thuộc thời kỳ này
Đinh Tiên Hoàng (924 - 979)
- 2 thg 12, 2
- 242
Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư (Gia Viễn - Ninh Bình), con trai của Đinh Công Trứ, ông cũng là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.
Vạn Hạnh (938 - 1018)
- 2 thg 12, 2
- 219
Vạn Hạnh là một vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở châu Cổ Pháp (nay thuộcTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nhân dân thường gọi ông là Sư Vạn Hạnh.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống