Sự kiện Trận Trấn Ninh giữa quân Tây Sơn và quân Nhà Nguyễn (1802 - ?)
Trận đánh Trấn Ninh (Trấn Ninh, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ngày nay) diễn ra vào 3.2.1802 giữa quân Tây Sơn và quân Nhà Nguyễn. Trận Trấn Ninh là trận đánh cuối cùng của Nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, trận đánh này dưới sự chỉ huy của các dũng tướng như Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân... Đây là trận đánh quyết định nên quân đội hai bên đều dốc toàn lực, nhưng cuối cùng quân Tây Sơn thất bại.
Trận Trấn Ninh giữa quân Tây Sơn và quân Nhà Nguyễn (1802 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Trận đánh Trấn Ninh (Trấn Ninh, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ngày nay) diễn ra vào 3.2.1802 giữa quân Tây Sơn và quân Nhà Nguyễn. Trận Trấn Ninh là trận đánh cuối cùng của Nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, trận đánh này dưới sự chỉ huy của các dũng tướng như Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân... Đây là trận đánh quyết định nên quân đội hai bên đều dốc toàn lực, nhưng cuối cùng quân Tây Sơn thất bại.
Sau khi kinh đô Phú Xuân thất thủ, vua nhà Tây Sơn lúc đó là Nguyễn Quang Toản (hiệu là Cảnh Thịnh) ra Hà Bắc triệu tập binh mã. Có trong tay gần 3 vạn quân, vua Cảnh Thịnh dấy binh. Vua đem 3 vạn lính vượt sông Gianh vào Quảng Bình. Cùng lúc đó, với hơn 100 chiếc chiến thuyền, thủy quân Tây Sơn cũng được lệnh vào trấn giữ cửa Nhật Lệ. Ngoài ra, hỗ trợ lực lượng này còn có 5.000 quân của Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân.
Sau khi giành được kinh đô Phú Xuân, nhà Nguyễn sợ quân Tây Sơn ở Thăng Long vào cứu Quy Nhơn nên vào tháng 7.1801, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã đến Đồng Hới thăm lũy Trấn Ninh, duyệt lại số quân, trọng pháo và lương thực; rồi chia đi các nơi hiểm yếu. Riêng ở sông Gianh, chúa Nguyễn cho một hạm đội có lục quân yểm trợ đến canh phòng. Ngoài ra, chúa còn gọi thêm quân ở các nơi khác tới tăng cường cho mặt trận Quảng Bình.
Để chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng, quân Tây Sơn chia làm ba mũi tấn công vào mặt trận Quảng Bình. Dù chuẩn bị kỹ lưỡng trước đó, nhưng trước khí thế của quân Tây Sơn, quân chúa Nguyễn đang trấn giữ ở Sông Gianh phải lùi về Đồng Hới. Sau đó, chúa Nguyễn sai quân tiếp ứng. Ngày 3.2.1802, vua Tây Sơn sai Nguyễn Quang Thùy tiến quân lên đánh lũy Trấn Ninh. nhưng đánh mãi không đổ. Thành Đầu Mâu cũng bị quân Tây Sơn tấn công rất gắt, trận đánh diễn ra ác liệt, bởi vì hai bên đều biết đây là một cuộc quyết chiến chiến lược vô cùng quan trọng. Trong trận này nữ tướng Bùi Thị Xuân tấn công địch quân quyết liệt, khiến quân của Nguyễn Ánh hết sức khiếp sợ. Quân Nguyễn đã dao động trước tinh thần xả thân của cánh quân Tây Sơn do Bùi Thị Xuân chỉ huy. Nhưng lúc ấy nghe tin thủy binh đại bại, vua Cảnh Thịnh hoảng hốt rút chạy, quân Tây Sơn nao núng tan vỡ, Bùi Thị Xuân phải mở đường máu để theo bảo vệ nhà vua. Quân Tây Sơn thua to ở Trấn Ninh, hai tướng là Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng biết không thể giữ được Quy Nhơn, nhưng vẫn gắng gượng đến tháng 3 .1802 mới rời bỏ thành, đem binh tượng đi đường thượng đạo qua Ai Lao ra Nghệ An, ý là để hội quân với vua Tây Sơn mà lo sự chống giữ.
Đến tháng 3.1802, nhà Nguyễn chiếm lại toàn bộ lũy Trấn Ninh.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Gia Long (1762 - 1820)
- 2 thg 12, 2
- 143
Gia Long là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), sinh vào ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con thứ ba của đức Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế Nguyễn Phúc Côn và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Hoàn. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Trần Quang Diệu (? - 1802)
- 2 thg 10, 2014
- 104
Trần Quang Diệu (? - 1802) quê ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Ông là một trong Tây Sơn thất hổ tướng của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là chồng nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân. Ngay từ tuổi thanh niên, ông là bạn tâm giao của Nguyễn Nhạc. Chiến công đánh đuổi quân Thanh xâm lược đầu xuân Kỷ Dậu (1789) có rất nhiều đóng góp của vợ chồng ông.
Bùi Thị Xuân (? - 1802)
- 17 thg 10, 2014
- 94
Bùi Thị Xuân là nữ tướng thời Tây Sơn, người thôn Phú xuân, xã Bình Phú, huyện Bình Khê, tỉnh Nghĩa Bình, nay là thôn Xuân Hòa, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bà là cháu của Thái sư Bùi Đắc Tuyên, là vợ của quan Thái phó Trần Quang Diệu, một danh tướng thời Tây Sơn.
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Đồng Hới
- 7 thg 9, 2014
- 34
Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), thành phố thơ mộng nằm bên bờ sông Nhật Lê. Trước đây, Đồng Hới chỉ là địa điểm dừng chân tạm thời cho du khách khi đến Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). 10 năm trở lại đây, Đồng Hới thay da, đổi thịt khi trở thành một thành phố du lịch hấp dẫn, là điểm đến ưa thích của nhiều du khách.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống