Tiểu sử của Trần Quang Diệu (? - 1802)
Trần Quang Diệu (? - 1802) quê ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Ông là một trong Tây Sơn thất hổ tướng của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là chồng nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân. Ngay từ tuổi thanh niên, ông là bạn tâm giao của Nguyễn Nhạc. Chiến công đánh đuổi quân Thanh xâm lược đầu xuân Kỷ Dậu (1789) có rất nhiều đóng góp của vợ chồng ông.
Trần Quang Diệu (? - 1802):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Trần Quang Diệu:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
... | ... | ... | Trần Quang Diệu được sinh ra |
1802 | ... | Đồng Hới | Trận Trấn Ninh giữa quân Tây Sơn và quân Nhà Nguyễn |
1802 | ... | ... | Trần Quang Diệu mất |
Thân thế và sự nghiệp của Trần Quang Diệu:
Trần Quang Diệu (? - 1802) quê ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Ông là một trong Tây Sơn thất hổ tướng của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là chồng nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân. Ngay từ tuổi thanh niên, ông là bạn tâm giao của Nguyễn Nhạc. Chiến công đánh đuổi quân Thanh xâm lược đầu xuân Kỷ Dậu (1789) có rất nhiều đóng góp của vợ chồng ông.
Dưới triều nhà Tây Sơn, Trần Quang Diệu có những chiến công lẫy lừng như ông tham gia cùng Nguyễn Huệ đánh tan 20 ngàn quân Xiêm La (Thái lan) tại Rạch Gầm - Xoài Mút thuộc địa phận Mỹ Tho ngày 18-1-1785. Từng giữ chức tước Chưởng cơ Siêu võ hầu thuộc đạo Trung quân, dưới quyền thống lãnh của Hoàng đế Quang Trung, đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, làm nên kỳ tích vẻ vang của dân tộc ta vào đầu xuân Kỷ Dậu - 1789. Từng giữ chức Tổng quản trông coi xây dựng Phụng hoàng Trung đô (Tức thành Nghệ An).
Tuy là Võ tướng tài ba kiệt xuất, nhưng ông lại có lòng bao dung, nhân hậu. Năm 1795, khi ở Quy Nhơn, được tin tướng Võ Văn Dũng giết Thái sư Bùi Đắc Tuyên, chú ruột của nữ tướng Bùi Thị Xuân, phu nhân của ông, ông liền mang quận ra Phú Xuân hỏi tội Võ Văn Dũng, nhưng rồi ông lại tha tội khiến Võ Văn Dũng vô cùng cảm phục, nên luôn luôn trung thành sát cánh cùng ông tại khắp các mặt trận sau này. Năm 1801, khi hạ được thành Qui Nhơn (còn gọi là thành Bình Định), ông đã tha hàng vạn binh dân tướng sĩ của Nguyễn Ánh (Gia Long) ở trong thành. Cảm phục khí tiết của các tướng Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Nguyễn Tiến Tuyên tuẫn tiết vì thủ thành “Thành mất, mất theo thành”, ông ra lệnh cho mở cửa kho, lấy của cải để tẩm liệm và chôn cất các tướng ấy rất trọng thể, theo nghi lễ cấp tướng.
Năm 1792, Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời, ông Diệu trở thành tướng chủ chốt hàng đầu của triều đình Tây Sơn, bên cạnh vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản).
Tháng 3-1802, ông sa cơ bị quân Nguyễn bắt. Trước vua Gia Long, ông tỏ thái độ kiên cường, không qui hàng mà còn tỏ lời khí khái.
Biết không thể khuất phục được Trần Quang Diệu, vua nhà Nguyễn xử ông tội chết. Tháng 7 năm 1802, cả gia quyến ông bị hành hình, ông bị xử lột da, vợ và con gái ông là Trần Bích Xuân bị voi giày.
Sự hy sinh của ông và gia đình ông thật là thảm khốc, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của ông mãi mãi còn được lưu truyền trong trái tim của các thế hệ người Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 97.
www.baotanglichsu.vn
sontra.danang.gov.vn
vi.wikipedia.org
Nhân vật cùng thời kỳ với Trần Quang Diệu:
Bùi Thị Xuân (? - 1802)
- 17 thg 10, 2014
- 94
Bùi Thị Xuân là nữ tướng thời Tây Sơn, người thôn Phú xuân, xã Bình Phú, huyện Bình Khê, tỉnh Nghĩa Bình, nay là thôn Xuân Hòa, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bà là cháu của Thái sư Bùi Đắc Tuyên, là vợ của quan Thái phó Trần Quang Diệu, một danh tướng thời Tây Sơn.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống