Sự kiện Nhân dân làng xã ven Hải Phòng nổi dậy chống Pháp (1883 - 1883)
Nhân dân các làng xã ven Hải Phòng nổi dậy chống đánh Pháp và bọn theo đạo làm tay sai cho Pháp. Nhiều đội nghĩa quân được thành lập. Nhiều trận phục kích, tấn công địch đã diễn ra trên tuyến đường thủy, bộ từ Hải Phòng đi Hải Dương. Tỉnh thành Hải Dương bị nghĩa quân vây trong nhiều ngày; đường trong tỉnh bị phong tỏa và dựng chướng ngại vật ở nhiều đọan; ngót 200 lá cờ của quân công thành mọc lên khắp nơi, từ trong thành, trên mặt thành, cho đến các đường phố ngoài thành. Ngày 19-11-1883, viện binh Pháp đến vây thành, nghĩa quân rút lui bảo toàn lực lượng. Tướng Cuốcbê (Courbet) ra lệnh giới nghiêm các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Yên, Nam Định, Ninh Bình, tập trung quyền lực vào tay bọn sĩ quan quân sự để được độc lập hành động đàn áp phong trào chống Pháp.
Nhân dân làng xã ven Hải Phòng nổi dậy chống Pháp (1883 - 1883):
Diễn biễn lịch sử:
Nhân dân các làng xã ven Hải Phòng nổi dậy chống đánh Pháp và bọn theo đạo làm tay sai cho Pháp. Nhiều đội nghĩa quân được thành lập. Nhiều trận phục kích, tấn công địch đã diễn ra trên tuyến đường thủy, bộ từ Hải Phòng đi Hải Dương. Tỉnh thành Hải Dương bị nghĩa quân vây trong nhiều ngày; đường trong tỉnh bị phong tỏa và dựng chướng ngại vật ở nhiều đọan; ngót 200 lá cờ của quân công thành mọc lên khắp nơi, từ trong thành, trên mặt thành, cho đến các đường phố ngoài thành. Ngày 19-11-1883, viện binh Pháp đến vây thành, nghĩa quân rút lui bảo toàn lực lượng. Tướng Cuốcbê (Courbet) ra lệnh giới nghiêm các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Yên, Nam Định, Ninh Bình, tập trung quyền lực vào tay bọn sĩ quan quân sự để được độc lập hành động đàn áp phong trào chống Pháp.
Tài liệu tham khảo:
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Hà Nội
- 2 thg 12, 2
- 124
Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.
Quảng yên (1831 - 1955)
- 2 thg 12, 2
- 47
Quảng Yên là một tỉnh cũ ở phía đông Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh lị là thị xã Quảng Yên bên bờ sông Chanh, nay là thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Yên được thành lập năm 1831, dưới thời Minh Mạng. Trước đó, nó là trấn An Bang thuộc Đông Đạo thời Lê, trấn An Quảng cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Còn gọi không chính thức là tỉnh Đông.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống