Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Khoảng 3045 năm trước :Có văn hóa Gò Mun, thuộc Hậu kỳ thời đại đồng thau (-3070 - ?)

  • 1 thg 11, 2014
  • 206

Có văn hóa Gò Mun (mang tên di chỉ phát hiện đầu tiên vào năm 1961 ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), thuộc Hậu kỳ thời đại đồng thau. Đặc điểm của giai đoạn này là đồ đồng phát triển mạnh và chiếm ưu thế so với đồ đá (hiện vật đồng thau chiếm trên 50% tổng số công cụ và vũ khí phát hiện được). Về loại hình, đã có mũi tên, lưỡi câu, mũi nhọn, giũa, giáo… và đáng lưu ý là sự xuất hiện rìu lưỡi xéo, lưỡi liềm. Đồng thau cũng được dùng để chế tạo đồ trang sức như vòng tay bằng đồng.

Khoảng 2820 năm trước: Có văn hóa Đông Sơn Đồ đồng phát triển rực rỡ (-2820 - ?)

  • 1 thg 11, 2014
  • 145

Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ. Nói đến Văn hoá Đông Sơn là nói đến trống đồng, nó gần như là tuyệt đỉnh của nghệ thuật đúc đồng với kỹ thuật phát triển đạt tới đỉnh cao của thế giới cổ đại mà cho đến nay khiến cả thế giới phải khâm phục. Văn hoá Đông Sơn thời các Vua Hùng được khởi dựng vùng châu thổ, trung du nhiều sông ngòi, có nghề trồng lúa nước sớm phát triển, một ngành luyệnh kim đạt tới đỉnh cao.

Khoảng 2500 năm trước - Có văn hóa Sa Huỳnh thuộc sơ kỳ đồ sắt (-2500 - ?)

  • 2 thg 11, 2014
  • 186

Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam.

Hội Nghị Diên Hồng (1285 - ?)

  • 29 thg 11, 2014
  • 318

Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội Nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long họp để bàn cách đánh giặc. Trong hội nghị diên hồng, khi vua hỏi cáh đánh giặc, "các phụ lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một".

Ngô Quyền khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938 - ?)

  • 20 thg 1, 2015
  • 435

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của nước ta, nối lại quốc thống cho dân tộc. Sau chiến thắng vang dội này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam.

Thánh Gióng đánh giặc ngoại xâm (-2879 - -258)

  • 20 thg 1, 2015
  • 283

Thời bắt đầu dựng nước, thời Hùng Vương, nước ta đã bị các thế lực ngoại bang xâm lấn. Truyền thuyết dân gian còn lưu truyền về cuộc kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của người anh hùng thần thoại Thánh Gióng.

Cuộc kháng chiến chống quân Lương của nước Vạn Xuân (545 - 603)

  • 20 thg 1, 2015
  • 293

Năm 550, nhân bên nhà Lương có biến loạn, quân Lương phải rút đại quân về nước, Triệu Việt Vương tổ chức phản công lớn, quét sạch quân giặc, giải phóng hoàn toàn đất nước. Nước Vạn Xuân giữ được độc lập trên nửa thế kỷ nữa.

Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà (-184 - -179)

  • 20 thg 1, 2015
  • 281

Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.

Trận chiến ở đầm Thị Nại (1801 - 1801)

  • 20 thg 1, 2015
  • 251

Trận chiến ở đầm Thị Nại có quy mô và tính chất quyết định, trận đánh diễn ra năm 1801 ở đầm Thị Nại giữa quân Tây Sơn và chúa Nguyễn xứng đáng được ghi nhận như trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử các cuộc nội chiến ở Việt Nam. Tất cả tạo nên một bức tranh vĩ đại của trận chiến lịch sử này.

Minh Mạng thành lập Quốc tử giám ở kinh thành Huế (1821 - ?)

  • 8 thg 2, 2015
  • 292

Nay là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế. Quốc Tử Giám là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam, và là một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quốc Tử Giám cùng với hệ thống di tích cung đình triều Nguyễn đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->