Tiểu sử của Võ Văn Dũng

Võ Văn Dũng (1750 - 1835) tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, ông là một trong Tây Sơn thất hổ tướng. Võ Văn Dũng là người tinh thông võ nghệ, đặc biệt đao pháp vào hạng bậc thầy. Nguyễn Nhạc từng tán thưởng tài dùng đao của Võ Văn Dũng: "Phá trung sơn giặc dị, thắng Văn Dũng đao nan”, nghĩa là “Phá giặc trong núi thì dễ, thắng được cây đao của Văn Dũng là rất khó"

Võ Văn Dũng:

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Võ Văn Dũng:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Võ Văn Dũng được sinh ra
1789 ... Thăng Long Hà Nội Nghệ An Vua Quang Trung đại phá quân Thanh
... ... ... Võ Văn Dũng mất

Thân thế và sự nghiệp của Võ Văn Dũng:

Võ Văn Dũng (1750 - 1835) tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, ông là một trong Tây Sơn thất hổ tướng. Võ Văn Dũng là người tinh thông võ nghệ, đặc biệt đao pháp vào hạng bậc thầy. Nguyễn Nhạc từng tán thưởng tài dùng đao của Võ Văn Dũng: "Phá trung sơn giặc dị, thắng Văn Dũng đao nan”, nghĩa là “Phá giặc trong núi thì dễ, thắng được cây đao của Văn Dũng là rất khó"


Võ Văn Dũng là tướng chỉ huy đánh quân Thanh ở đồn Khương Thượng góp phần làm nên chiến thắng vang dội Ngọc Hồi - Đống Đa đầu xuân Kỷ Dậu (1789). Năm 1791, Võ Văn Dũng được Hoàng đế Quang Trung cử làm chính sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang Trung Quốc với trọng trách đòi đất lưỡng Quảng và cầu hôn công chúa nhà Thanh. Nhờ tài ngoại giao khôn khéo của Võ Văn Dũng, vua Càn Long đã đồng ý các yêu sách của Hoàng đế Quang Trung. Tuy nhiên, do Quang Trung đột ngột băng hà, đoàn sứ bộ phải về nước chịu tang nên những thắng lợi về ngoại giao không thực hiện được.

Trong cuộc chiến đấu cam go chống lại Nguyễn Ánh, Võ Văn Dũng là một trong những tướng lĩnh có nhiều công lao. Từ giữa năm 1799 đến đầu năm 1802, ông và tướng Trần Quang Diệu đã chỉ huy nhiều trận đánh lớn với quân của Nguyễn Ánh tại vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay. Thành công của trận vây hãm thành Quy Nhơn liên tục trong mười bốn tháng trời, khiến cho cuối cùng, tướng cao cấp và văn thần cao cấp của Nguyễn Ánh là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu phải tự tử, là thành công gắn liền với tên tuổi của Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng.

Tháng ba năm 1802, thấy tình hình Tây Sơn ở vùng Trấn Ninh (phía tây Nghệ An và Thanh Hóa ngày nay) nguy cấp bởi những đợt tấn công ồ ạt của Nguyễn Ánh. Võ Văn Dũng cùng Trần Quang Diệu đem quân đi cứu nhưng thất bại, bị bắt.

Tài liệu tham khảo:

vi.wikipedia.org

www.thanhnien.com.vn

Danh tướng Việt Nam-Tập 3. Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần Nhà xuất bản: Giáo dục. Năm xuất bản: 1998

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->