Tiểu sử của Trần Trung Lập (? - 1940)
Ông là một nhà cách mạng Việt Nam chống Pháp, tư lệnh Việt Nam Kiến quốc quân.
Trần Trung Lập (? - 1940):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Trần Trung Lập:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
... | ... | ... | Trần Trung Lập được sinh ra |
1940 | ... | ... | Trần Trung Lập mất |
Thân thế và sự nghiệp của Trần Trung Lập:
Ông là một nhà cách mạng Việt Nam chống Pháp, tư lệnh Việt Nam Kiến quốc quân.
Từ thời trẻ, ông sớm bộc lộc nhiệt thành yêu nước. Đầu thập niên 1910, ông xuất dương ra nước ngoài liên lạc với chí sĩ Phan Bội Châu. Ông gia nhập Việt Nam Quang phục Hội, được chọn cử đi học về quân sự ở Quảng Châu để làm nòng cốt cho lực lượng Quang phục quân về sau.
Tháng 3 năm 1915, Việt Nam Quang phục Hội chủ trương đánh úp Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Khẩu với ba đường do Nguyễn Mạnh Hiếu, Nguyễn Thượng Hiền và Hoàng Trọng Mậu chỉ huy. Do bất đồng nội bộ nên cuối cùng, chỉ mỗi lực lượng của Hoàng Trọng Mậu tiến hành cuộc tấn công đồn Tà Lùng thuộc châu Đà Long (nay thuộc thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng), dự định chiếm lĩnh và lập căn cứ trên đất Việt sửa soạn cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Đêm 12, rạng ngày 13 tháng 3 năm 1915, Trần Trung Lập tham gia đoàn nghĩa quân Quang phục Hội do Hoàng Trọng Mậu và Đinh Hồng Việt chỉ huy, xuất phát từ Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc), vượt biên giới, tập kích đánh vào đồn Tà Lùng. Cùng đi trong đoàn quân này có nhà cách mạng Vũ Hải Thu, lãnh tụ tương lai của tổ chức Việt Cách sau này. Tuy nhiên, cuộc tập kích thất bại chỉ một giờ sau đó, khii không công phá được đồn và lực lượng tiếp viện của quân Pháp kéo đến. Sau hơn một giờ giao tranh mà không phá được, nghĩa quân phải rút lui về Trung Quốc khi trời dần sáng. Không lâu sau, các thủ lĩnh Hoàng Trọng Mậu và Đinh Hồng Việt cũng bị thực dân Pháp bắt được và xử tử. Lực lượng Quang phục quân tan rã, nhiều chí sĩ, nghĩa quân bị bắt giam, tù đày.
Tháng 8 năm 1917, ông cùng với một số thành viên Quang phục Hội, bắt liên lạc với Lương Ngọc Quyến, chuẩn bị cho Khởi nghĩa Thái Nguyên. Đêm 30 tháng 8 năm 1917, khởi nghĩa nổ ra. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Thái Nguyên và làm chủ toàn tỉnh lỵ, truyền hịch kêu gọi các nơi hưởng ứng nổi dậy cùng ngoại viện từ bên Trung Quốc và Nhật đến vì tin rằng Việt Nam Quang phục Hội có lực lượng đợi sẵn để trợ lực. Nhân cơ hội Pháp đầu hàng Đức tại Âu châu, phải ký hàng loạt các hiệp ước nhường cho Nhật nhiều đặc quyền quân sự và kinh tế ở Đông Dương. Trong đó có hiệp ước ký ngày 30-8-1940, Pháp đồng ý để quân đội Nhật được hưởng một số tiện nghi quân sự ở Bắc Việt nhắm chấm dứt tranh chấp với Trung Hoa. Trần Trung Lập, chỉ huy Việt Nam Kiến Quốc Quân, đánh chiếm Lạng Sơn vào ngày 23 tháng 9 năm 1940. Tuy nhiên sau đó Nhật thỏa thuận với Pháp ngưng yểm trợ cho Việt Nam Kiến quốc quân. Thua trận, Trần Trung Lập bị Pháp bắt tại Bắc Giang ngày 26-12-1940, hai ngày sau ông bị xử bắn.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Trần Trung Lập:
Phan Bội Châu (1867 - 1940)
- 2 thg 12, 2
- 151
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn, ông tên thật là Phan Văn San, tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử, Việt Điểu, Hãn Mãn Tử, v.v...Ông là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.
Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964)
- 2 thg 12, 2
- 233
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/2/1940 tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).
Hàn Mặc Tử (1912 - 1940)
- 2 thg 10, 2014
- 187
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Cha mất sớm, nhà nghèo. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm. Năm 15 tuổi đã làm thơ và bắt đầu nổi tiếng trên thi đàn, Hàn Mặc Tử đã họa lại thơ của Mộng Châu. Lúc họa thơ, ký là Minh Duệ Thị, sau đổi là Phong Trần, rồi đổi là Lệ Thanh (Lệ là chữ đầu của sinh quán làng Lệ Mỹ - Đồng Hới, còn Thanh là chữ đầu của chánh quán Thanh Tân - Phong Điền - Huế). Sau đó lại đổi là Hàn Mạc Tử và cuối cùng mới lấy hiệu là Hàn Mặc Tử.
Nông Đức Mạnh (1940 - ?)
- 27 thg 11, 2022
- 0
Ông từng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2001 và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011.
Lê Anh Xuân (1940 - 1968)
- 28 thg 11, 2022
- 0
Ông cũng là một chiến sĩ, hy sinh trong đợt tổng công kích đợt 2 Tết Mậu Thân năm 1968 tại mặt trận phía nam Sài Gòn và đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp to lớn của mình cho dân tộc.
Tạ Uyên (1898 - 1940)
- 1 thg 12, 2022
- 0
Ông là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là một trong ba Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình và từng là Bí thư xứ ủy Nam Kỳ.
Đoàn Kiểm Điểm (? - 1940)
- 2 thg 12, 2022
- 0
Ông là con của một viên thừa phái, nguyên quán thuộc tỉnh Lạng Sơn. Tính cương trực, thông Hán văn và Pháp văn. Cuối năm 1940, Đoàn Kiểm Điểm tham gia tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng Minh hội đánh chiếm tỉnh thành Lạng Sơn, bị Pháp bắt giết cùng với lãnh tụ Trần Trung Lập.
Hồ Văn Mười (1940 - 1966)
- 2 thg 12, 2022
- 0
Ông là một Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Bí thư Chi bộ, Xã đội trưởng xã Thới Sơn, huyện Châu Thành (nay là thành phố Mỹ Tho).
Hà Đình Đức (1940 - ?)
- 6 thg 12, 2022
- 0
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức sinh ngày 23 tháng 3 năm 1940 tại xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông là giảng viên cao cấp tại Khoa Sinh học – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống