Tiểu sử của Đoàn Kiểm Điểm (? - 1940)

Ông là con của một viên thừa phái, nguyên quán thuộc tỉnh Lạng Sơn. Tính cương trực, thông Hán văn và Pháp văn. Cuối năm 1940, Đoàn Kiểm Điểm tham gia tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng Minh hội đánh chiếm tỉnh thành Lạng Sơn, bị Pháp bắt giết cùng với lãnh tụ Trần Trung Lập.

Đoàn Kiểm Điểm (? - 1940):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Đoàn Kiểm Điểm:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Đoàn Kiểm Điểm được sinh ra
1940 ... ... Đoàn Kiểm Điểm mất

Thân thế và sự nghiệp của Đoàn Kiểm Điểm:

Ông là con của một viên thừa phái, nguyên quán thuộc tỉnh Lạng Sơn. Tính cương trực, thông Hán văn và Pháp văn. Cuối năm 1940, Đoàn Kiểm Điểm tham gia tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng Minh hội đánh chiếm tỉnh thành Lạng Sơn, bị Pháp bắt giết cùng với lãnh tụ Trần Trung Lập.


Lạng Sơn là nơi tiếp giáp lãnh thổ Trung Quốc, nên Đoàn Kiểm Điểm xuất ngoại tương đối dễ dàng. Năm 1930, ông trở về nước được ít lâu bị thực dân Pháp bắt đầy ra Côn Đảo.
Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Báy thất bại, theo lệnh các nhà cách mạng lão thành Việt Nam ở Trung Quốc, ông Đoàn Kiểm Điểm từng ba lần vượt biên về nước mời ông Nguyễn Thái Học tạm lánh mặt qua bên ấy để dưỡng sức và chờ một cơ hội hoạt động thuận tiện hơn. Mặc dầu đang bị lùng bắt một cách ráo riết, ông Nguyễn Thái Học vẫn nhất định ở lại trong nước để tiếp tục cuộc tranh đấu chống thực dân Pháp.
Năm 1940, cuộc chiến tranh Trung - Nhật bước vào giai đoạn gay go kịch liệt. Ngày 23 tháng 9, quân đội Nhật Bản từ lãnh thổ Trung Hoa tiến vào Lạng Sơn, một tỉnh địa đầu của quốc gia Việt Nam. Lợi dụng tình thế này, tổ chức Việt nam Phục quốc Đồng minh Hội do lãnh tụ Trần Phúc An, Trần Trung Lập, Hoàng Lương và Đoàn Kiểm Điểm lãnh đạo đảng viên gồm đủ thành phần: sĩ, nông, công, thương, binh hàng ngàn người vào đánh chiếm tỉnh thành Lạng Sơn, được đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng.
Sau đó ngày 25 tháng 9 năm 1940, Pháp và Nhật điều đình rồi tuyên bố hưu chiến; Nhật thả tù binh Pháp và cuộc thương lượng sau giàn xếp để Nhật rút khỏi Lạng Sơn vào tháng 10 nhưng Trần Trung Lập thì quyết tử thủ.
Sau ba tháng chiếu đấu với quân Pháp, Trần Trung Lập, Đoàn Kiểm Điểm và hàng trăm đồng chí khác bị thực dân Pháp bắt rồi sát hại tại thành Lạng Sơn.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Đoàn Kiểm Điểm:

Phan Bội Châu (1867 - 1940)

  • 2 thg 12, 2
  • 151

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn, ông tên thật là Phan Văn San, tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử, Việt Điểu, Hãn Mãn Tử, v.v...Ông là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.

Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964)

  • 2 thg 12, 2
  • 233

Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/2/1940 tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

Hàn Mặc Tử (1912 - 1940)

  • 2 thg 10, 2014
  • 187

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Cha mất sớm, nhà nghèo. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm. Năm 15 tuổi đã làm thơ và bắt đầu nổi tiếng trên thi đàn, Hàn Mặc Tử đã họa lại thơ của Mộng Châu. Lúc họa thơ, ký là Minh Duệ Thị, sau đổi là Phong Trần, rồi đổi là Lệ Thanh (Lệ là chữ đầu của sinh quán làng Lệ Mỹ - Đồng Hới, còn Thanh là chữ đầu của chánh quán Thanh Tân - Phong Điền - Huế). Sau đó lại đổi là Hàn Mạc Tử và cuối cùng mới lấy hiệu là Hàn Mặc Tử.

Nông Đức Mạnh (1940 - ?)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông từng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2001 và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011.

Lê Anh Xuân (1940 - 1968)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Ông cũng là một chiến sĩ, hy sinh trong đợt tổng công kích đợt 2 Tết Mậu Thân năm 1968 tại mặt trận phía nam Sài Gòn và đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp to lớn của mình cho dân tộc.

Trần Trung Lập (? - 1940)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng Việt Nam chống Pháp, tư lệnh Việt Nam Kiến quốc quân.

Tạ Uyên (1898 - 1940)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là một trong ba Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình và từng là Bí thư xứ ủy Nam Kỳ.

Hồ Văn Mười (1940 - 1966)

  • 2 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Bí thư Chi bộ, Xã đội trưởng xã Thới Sơn, huyện Châu Thành (nay là thành phố Mỹ Tho).

Hà Đình Đức (1940 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức sinh ngày 23 tháng 3 năm 1940 tại xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông là giảng viên cao cấp tại Khoa Sinh học – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->