Tiểu sử của Trần Dụ Tông (1336 - 1369)
Trần Dụ Tông tên thật là Trần Hạo là vị vua thứ bảy của nhà Trần, là con trai thứ 10 của Trần Minh Tông và là em của Trần Hiến Tông. Mẹ ông là Hiến Từ Hoàng hậu. Ông sinh năm 1336, tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam), cai trị từ năm1341 đến 1369. Khi mới 4 tuổi, Trần Hạo đi chơi ở Hồ Tây, chẳng may bị té xuống nước suýt chết đuối, may nhờ thầy thuốc Trâu Canh dùng kim châm cứu sống. Nhưng cũng vì lần ấy, mà sau này hoàng tử Hạo bị chứng bệnh liệt dương, không người nối dõi tông đường.
Trần Dụ Tông (1336 - 1369):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Trần Dụ Tông:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1336 | ... | ... | Trần Dụ Tông được sinh ra |
1369 | 33 tuổi | ... | Trần Dụ Tông mất |
Thân thế và sự nghiệp của Trần Dụ Tông:
Trần Dụ Tông tên thật là Trần Hạo là vị vua thứ bảy của nhà Trần, là con trai thứ 10 của Trần Minh Tông và là em của Trần Hiến Tông. Mẹ ông là Hiến Từ Hoàng hậu. Ông sinh năm 1336, tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam), cai trị từ năm1341 đến 1369. Khi mới 4 tuổi, Trần Hạo đi chơi ở Hồ Tây, chẳng may bị té xuống nước suýt chết đuối, may nhờ thầy thuốc Trâu Canh dùng kim châm cứu sống. Nhưng cũng vì lần ấy, mà sau này hoàng tử Hạo bị chứng bệnh liệt dương, không người nối dõi tông đường.
Sau khi vua Hiến Tông mất mà không có con nối dõi, Thái thượng hoàng Trần Minh Tông lập Trần Hạo lên làm vua hiệu là Dụ Tông. Những nǎm đầu những quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển nên dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị vẫn còn nề nếp. Nǎm 1358, Thượng Hoàng mất, các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình bắt đầu rối loạn. Bọn gian thần kéo bè kết đảng lũng đoạn triều chính. Chu Vǎn An dâng "thất trảm sớ", xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe nên bỏ quan về dạy học. Vua Dụ Tông ham chơi rượu chè khiến loạn nổi lên như ong. Nhân dân cực khổ trǎm bề. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga mấy lần đem quân đánh phá thành Thắng Long khiến triều Trần nhiều phen khốn đốn.
Càng về cuối đời, Trần Dụ Tông càng sa vào ăn chơi quá độ. Ông cho đào ở vườn ngự trong hậu cung để xếp đá làm núi, nuôi nhiều thú lạ, chở nước mặn vào nuôi đồi mồi, cá biển, thậm chí còn thuê người châu Hóa chở cá sấu đến thả vào hồ để thưởng ngoạn. Năm 1364, vua uống rượu say quá rồi đi hóng gió, chơi trăng, lại lội xuống sông tắm, bị cảm nặng. Hai năm sau, vua đến chơi nhà một người tên là Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về, bị mất trộm cả ấn báu lẫn gươm báu.
Năm 1369, Trần Dụ Tông mất lúc 34 tuổi với tâm trạng u uất không có con nối dõi tông đường.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Trần Dụ Tông:
Hồ Quý Ly (1336 - 1407)
- 2 thg 12, 2
- 438
Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Liêm là đời cháu thứ 12 đã dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm.
Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346)
- 2 thg 12, 2
- 140
Mạc Đĩnh Chi tên tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Năm 1304, ông đỗ Trạng nguyên. Vua thấy tướng mạo xấu có ý chê, ông dâng bài phú "Ngọc tỉnh liên" (sen giếng ngọc) khiến Vua khâm phục, bổ chức Nội thư gia. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế.
Trần Khánh Dư (? - 1340)
- 2 thg 12, 2
- 106
Trần Khánh Dư quê ở Chí Linh, Hải Dương, là võ tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Được thừa hưởng tước hầu từ người cha Thượng tướng Nhân Huệ Hầu Trần Phó Duyệt. Sau này khi được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi ông được hưởng tước Nhân Huệ Vương. Ông nổi tiếng về tài cầm quân và đã góp công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà nước Đại Việt.
Trần Minh Tông (1300 - 1357)
- 2 thg 12, 2
- 233
Trần Minh Tông tên thật là Trần Mạnh, con thứ tư của Trần Anh Tông, mẹ là Chiêu Hiền hoàng thái hậu Trần Thị, con gái của Bảo Nghĩa đại vương Trần Bình Trọng, sinh năm Canh Tý 1300. Ông lên ngôi khi mới 14 tuổi, đổi niên hiệu là Đại Khánh. Triều đại nhà Trần dưới thời ông tiếp tục duy trì sự thịnh vượng của các đời vua trước đã tạo nên.
Trần Hiến Tông (1319 - 1341)
- 2 thg 12, 2
- 257
Vua Trần Hiến Tông tên thật là Trần Vượng sinh ngày 17 tháng 5 năm Kỷ Mùi (1319), là vua thứ sáu nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, là con thứ của vua Trần Minh Tông, mẹ là Minh Từ Hoàng Thái phi Lê Thị. Ông lên ngôi ngày 15 tháng 2 âm lịch năm Kỷ Tị 1329, đặt niên hiệu là Khai Hựu, lấy hiệu là Hiến Tông.
Trần Dụ Tông (1336 - 1369)
- 2 thg 12, 2
- 232
Trần Dụ Tông tên thật là Trần Hạo là vị vua thứ bảy của nhà Trần, là con trai thứ 10 của Trần Minh Tông và là em của Trần Hiến Tông. Mẹ ông là Hiến Từ Hoàng hậu. Ông sinh năm 1336, tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam), cai trị từ năm1341 đến 1369. Khi mới 4 tuổi, Trần Hạo đi chơi ở Hồ Tây, chẳng may bị té xuống nước suýt chết đuối, may nhờ thầy thuốc Trâu Canh dùng kim châm cứu sống. Nhưng cũng vì lần ấy, mà sau này hoàng tử Hạo bị chứng bệnh liệt dương, không người nối dõi tông đường.
Trần Duệ Tông (1337 - 1377)
- 2 thg 12, 2
- 182
Trần Duệ Tông là vua thứ 9 nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Kính, sinh tại kinh đô Thăng Long - Hà Nội, Việt Nam. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm 1337, là con thứ mười một của Trần Minh Tông, em của ba vị vua Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Mẹ ông là Đôn Từ Hoàng Thái phi. Ông là một con người có cá tính và đầy quyết đoán.
Trần Phế Đế (1361 - 1388)
- 2 thg 12, 2
- 144
Trần Phế Đế tên huý là Trần Hiệu, là vị Hoàng đế thứ mười của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, sinh ngày 6 tháng 3 năm Tân Sửu - 1361 tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam). Ông ở ngôi từ năm 1377 đến 1388. Trần Phế Đế con trưởng của Duệ Tông, mẹ là bà Gia Từ hoàng hậu Lê Thị. Sau khi vua cha Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Trần Hiện được bác là thượng hoàng Nghệ Tông đưa lên ngôi. Khi lên nối ngôi, ông mới 16 tuổi, mọi quyền hành vẫn do Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nắm giữ.
Trương Hán Siêu (? - 1354)
- 2 thg 12, 2
- 171
Ông là người đề xuất kế hoạch vườn không nhà trống đã được Trần Hưng Đạo áp dụng mà nhờ đó giúp dân Đại Việt chống trả thành công cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông.
Nguyễn cảnh Chân (1355 - 1409)
- 2 thg 12, 2
- 98
Nguyễn Cảnh Chân là danh tướng chống quân Minh đời Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông người làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cuối thời nhà Trần, Nguyễn Cảnh Chân làm an phủ sứ Hoá Châu (nay là Thừa Thiên-Huế). Sau khi Hồ Hán Thương lên ngôi vua, Nguyễn Cảnh Chân được phong làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa cai quản các châu phía Nam mới chiếm của Chiêm Thành.
Đào Sư Tích (1348 - 1396)
- 29 thg 9, 2014
- 85
Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân(sau đổi là huyện Nam Trực), phủ Thiên Trường. Nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ông đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm thành hoàng, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm thượng đẳng thần.
Nguyễn Phi Khanh (1355 - 1428)
- 9 thg 11, 2014
- 94
Nguyễn Phi Khanh tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, đến đầu đời Hồ (khoảng năm 1401) đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, sinh khoảng năm 1355 (?) tại Nhị Khê,huyện Thượng Phúc, phủ Quốc Oai,trấn Sơn Nam Thượng. Tổ tiên xa đời của ông vốn ở xã Chi Ngại huyện Phượng Nhãn trấn Kinh Bắc.
Huyền Trân (1287 - 1340)
- 10 thg 11, 2014
- 215
Công chúa Huyền Trân (1287 – 1340), con gái vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, hạ giá lấy vua nước Champa Chế Mân. Chính nhờ cuộc hôn nhân này một mặt làm cho mối quan hệ giao bang Đại Việt – Chăm pa trở nên thân thiết gây áp lực đến Trung Quốc ở phương Bắc. Mặt khác, sau cuộc hôn nhân này, lãnh thổ của Đại Việt được mở rộng về phía Nam
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống