Tiểu sử của Lê Xuân Phương (1904 - ?)

Lòng yêu nước của Nhà Địa lý học Lê Xuân Phương – cựu công chức Lưu trữ Quốc gia

Lê Xuân Phương (1904 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lê Xuân Phương:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1904 ... ... Lê Xuân Phương được sinh ra
... ... ... Lê Xuân Phương mất

Thân thế và sự nghiệp của Lê Xuân Phương:

Lòng yêu nước của Nhà Địa lý học Lê Xuân Phương – cựu công chức Lưu trữ Quốc gia


“Muốn được cái lớn là độc lập, tự do của dân tộc thì phải hy sinh cái nhỏ là giàu sang, phú quý, hạnh phúc riêng tư”. Đó là tâm sự của Nhà địa lý học Lê Xuân Phương và cũng chính là cuộc đời ông.
Nhà Địa lý học Lê Xuân Phương sinh năm 1904, từng là Giám đốc Trường Quốc học Huế (thời gian ông Phạm Đinh Ái làm Hiệu trưởng). Sau Cách mạng tháng Tám, ông là giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội. Từ tháng 1-1955, ông được điều chuyển về phụ trách tổ Địa lý, Ban Văn Sử Địa trung ương. Năm 1959, ông lại được điều chuyển về công tác tại Cục Lưu trữ Trung ương thuộc Phủ Thủ tướng với chức vụ Phó trưởng Kho Lưu Trữ TW tại 31 phố Tràng Thi, Hà Nội. Khi nghỉ hưu ông được hưởng lương cấp chuyên viên 3. Ngày 15-8-1989, ông qua đời.

Cuốn Sơ thảo địa lý Việt Nam do ông làm chủ biên và Ban Văn Sử Địa Việt Nam cho xuất bản tháng 6-1957 (*) đã từng gợi ra những ước mơ: “Nước ta có nhiều núi và nhiều mưa. Lưu lượng các sông mạnh… Có nhiều thác lớn có thể sử dụng vào việc sản xuất điện lực. Điện lực mà một nhà thủy điện xây trên sông Đà vào khoảng chợ Bờ sản xuất ra có thể bằng gấp đôi điện lực của tất cả bao nhiêu nhà máy điện thực dân ở Bắc bộ trước kia cộng lại… Nếu ta đào một cái kênh độ 20 km nối sông Đa Nhim và sông Cơ-rông-pha ở Lang-bi-ang lại với nhau, ta sẽ tạo ra một cái thác cao 300m có thể sản xuất một điện lực để cung cấp cho Liên khu 5, Tây Nguyên và một phần Nam bộ.

Những công trình nghiên cứu của ông đã được công bố như: Đối tượng của địa lý kinh tế (tập san Văn Sử Địa, số 2-1958); Vấn đề địa đồ phiên âm địa danh (tập san Văn Sử Địa, số 1-1957); Ảnh hưởng giữa thiên nhiên và sinh hoạt xã hội (tập san Văn Sử Địa, số 1-1955)…

Tất cả đều đã tiếp cận được những vấn đề cơ bản của khoa học địa lý. Đồng thời, ông cũng không quên ứng dụng những thành tựu ban đầu vào phục vụ trực tiếp cho sản xuất và xây dựng đất nước, với các công trình: Vấn đề phân chia khu vực địa lý của nước ta (tập san Văn Sử Địa tháng 2-1957); Mưa ở nước ta ảnh hưởng đến việc trồng trọt như thế nào? (tập san Văn Sử Địa tháng 7-1957)…

Nhà Sử học Văn Tạo viết về Lê Xuân Phương như sau:

“Điều đáng ghi nhớ ở ông là lòng nhiệt thành, muốn đem những tri thức tích luỹ được ra để cống hiến cho dân tộc, cho khoa học, chứ đâu có cầu danh, cầu lợi! Bởi vì, như chúng ta đã biết, Lê Xuân Phương của chúng ta, một người thuộc lớp trí thức được đào tạo dưới chế độ thực dân, nếu muốn được sung sướng thì đã có thể sống trong nhung lụa mà đế quốc phong kiến sẵn sàng dành cho. Nhưng nhà giáo ấy đã giữ gìn được phẩm chất yêu nước trong sáng của mình. Ông đã từng dạy dỗ được những học trò mà sau này trở thành những nhà cách mạng có tên tuổi. Đặc biệt có học trò đi làm cách mạng, khi vượt ngục tù đế quốc và gặp phải nguy nan đã tìm đến nương tựa ở nhà thầy và được thầy hết lòng bảo vệ, giúp đỡ để có điều kiện tiếp tục hoạt động.

Khi kháng chiến chống Pháp bắt đầu, nhà sư phạm yêu nước Lê Xuân Phương đã quyết tâm từ bỏ biệt thự xinh đẹp của mình ở Huế, tạm biệt một bộ phận nhỏ của gia đình vì điều kiện không đi kháng chiến được, đã lưu lại ở trong thành – dứt bỏ sang giàu đi theo con đường mà Bác Hồ đã chọn. Ông đi vào kháng chiến trong hàng ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính với tinh thần, động cơ đó mà nhà sư phạm Lê Xuân Phương đã trở thành nhà địa lý cách mạng – một trong những cán bộ chủ chốt của Ban Văn Sử Địa Việt Nam, thành lập từ tháng 12-1953.

Ông cũng như nhà thư tịch học Trần Văn Giàu có hoàn cảnh tương tự, đã từng tâm sự với tôi “muốn được cái lớn là độc lập, tự do của dân tộc thì phải hy sinh cái nhỏ là giàu sang, phú quý, hạnh phúc riêng tư”. Sự dấn thân của các trí thức lão thành là như thế…”. Ngày 23-5-2008, nhà địa lý học Lê Xuân Phương đã được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng ba, với danh nghĩa một nhà lão thành cách mạng.

Chú thích:

(*)Lê Xuân Phương (chủ biên), Nguyễn Việt, Hướng Tân (cộng tác viên), Sơ thảo địa lý Việt Nam, NXB.Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957. tr 148.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Lê Xuân Phương:

Trần Phú (1904 - 1931)

  • 2 thg 12, 2
  • 151

Trần Phú là một nhà cách mạng Việt Nam, là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới 26 tuổi. Ông sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Nguyên quán ông ở làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là cụ Trần Văn Phổ, từng đỗ Giải nguyên. Thời gian làm Giáo thụ Tuy An đã sinh ra ông tại đây. Thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Cát, người làng Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con thứ 7 trong gia đình.

Đào Duy Anh (1904 - 1988)

  • 2 thg 12, 2
  • 115

Đào Duy Anh là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông được xem là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam. Đào Duy Anh sinh ngày 25 tháng 4, 1904 tại Thanh Hóa, tuy nhiên dòng họ của ông vốn gốc ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội)

Nguyễn Lương Bằng (1904 - 1979)

  • 2 thg 12, 2
  • 104

Nguyễn Lương Bằng là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách của Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam (1969-1979), Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô cũ (1952-1956), Tổng Thanh tra chính phủ (1956). Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng) huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông còn sử dụng bí danh Anh Cả, hoặc Sao Đỏ.

Hoàng Minh Giám (1904 - 1995)

  • 2 thg 10, 2014
  • 71

Hoàng Minh Giám sinh ngày 4 tháng 11 năm 1904 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội, trong một gia đình mà nhiều đời có người đỗ khoa bảng, gốc ở xứ Đông Bình, Gia Bình, Bắc Ninh.

Nguyễn Thái Học (1904 - 1930)

  • 8 thg 10, 2014
  • 92

Nguyễn Thái Học (1904–1930) quê ở Thổ Tang, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. là một nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái.

Trần Đình Long (1904 - 1945)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là nhà hoạt động cách mạng trong phong trào cộng sản Việt Nam, là cố vấn của Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông còn là một nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động sân khấu, với bút danh Lương Phong hoặc tên viết tắt T.Đ.L, L.P.

Đồng Sĩ Bình (1904 - 1932)

  • 2 thg 12, 2022
  • 0

Ông là nhà cách mạng nổi tiếng ở miền Trung Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX. Mộ ông hiện ở nghĩa trang làng Mậu Tài, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lê Xuân Phương (1904 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Lòng yêu nước của Nhà Địa lý học Lê Xuân Phương – cựu công chức Lưu trữ Quốc gia

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->