Tiểu sử của Nguyễn Thế Anh (1936 - ?)

Ông sinh ngày 1 tháng 6 năm 1936 trên xứ sở Vạn Tượng, Ông thân sinh quê gốc Hưng Yên và bà thân sinh quê gốc Nam Định, trong suốt thời thơ ấu, Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã chỉ có vài tháng dừng chân ở Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội khoảng năm 1941-1942, trong khi theo cha mẹ bôn ba nhiều hơn khắp đất Lào, đất Thái. Biến động xã hội toàn khu vực Á Đông khiến việc học bị gián đoạn một thời gian dài; sau khi từ Thái Lan trở lại Lào, Nguyễn Thế Anh vào trường Pháp học Pháp văn, Latin thay vì tiếng mẹ đẻ. Anh ngữ cũng được đồng hành sử dụng trong học thuật và đời riêng. Thế mà, sau 8 thập kỷ chừng như thiên di định số, tiếng Việt xứ Bắc vẫn nguyên vẹn trong giọng nói của ông.

Nguyễn Thế Anh (1936 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Thế Anh:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1936 ... ... Nguyễn Thế Anh được sinh ra
... ... ... Nguyễn Thế Anh mất

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Thế Anh:

Ông sinh ngày 1 tháng 6 năm 1936 trên xứ sở Vạn Tượng, Ông thân sinh quê gốc Hưng Yên và bà thân sinh quê gốc Nam Định, trong suốt thời thơ ấu, Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã chỉ có vài tháng dừng chân ở Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội khoảng năm 1941-1942, trong khi theo cha mẹ bôn ba nhiều hơn khắp đất Lào, đất Thái. Biến động xã hội toàn khu vực Á Đông khiến việc học bị gián đoạn một thời gian dài; sau khi từ Thái Lan trở lại Lào, Nguyễn Thế Anh vào trường Pháp học Pháp văn, Latin thay vì tiếng mẹ đẻ. Anh ngữ cũng được đồng hành sử dụng trong học thuật và đời riêng. Thế mà, sau 8 thập kỷ chừng như thiên di định số, tiếng Việt xứ Bắc vẫn nguyên vẹn trong giọng nói của ông.


Năm 20 tuổi giành tài trợ tới du học Pháp, Ông từng muốn theo ngành hóa học là một mối say mê buổi đầu đời. Giáo sư Nguyễn Dương Đôn (1911-1999), Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo Dục của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đương thời, người bằng hữu với ông thân sinh của Nguyễn Thế Anh, đã có lời khuyên sâu sắc rằng, đương thời quá thiếu các giáo sư lịch sử. Thật may, Ông cũng có hứng thú với sử, và không riêng sử Việt, bởi Việt sử trong suốt hành trình của đời ông đã không bị tách rời khỏi khu vực, khỏi thế giới. Sử Việt với cách nghiên cứu của ông đã trở thành một điểm nhấn đáng giá trên bản đồ nghiên cứu lịch sử thế giới, được học giới Tây-Đông trân trọng công nhận.
Là một giáo sư có tiếng tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 1966 cho tới 1969, sau đó ông chịu trách nhiệm cho môn Sử học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn từ 1969 cho tới 1975, chủ biên tập san Sử địa.
Giáo sư Nguyễn Thế Anh có công gây dựng nên uy tín Ban Sử trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Số sinh viên ghi danh năm thứ nhất niên khoá 1974-75 lên đến khoảng 4,000 người. Trong vai trò Phó Khoa Trưởng Học Vụ, ông cũng là người chịu trách nhiệm soạn thảo chương trình tiến sĩ văn khoa Việt Nam, vốn bị xoá bỏ từ năm 1919 dưới thời Pháp thuộc. Chương trình này gồm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là “Năm Thứ Nhất Tiến Sĩ Chuyên Khoa.” Sau đó trong cấp thứ hai, ứng viên mới sửa soạn luận án.
Chương trình tiến sĩ chuyên khoa Sử Học bắt đầu được hai khóa thì Sài Gòn sụp đổ. Niên khoá đầu tiên 1972-73 chỉ có hai thí sinh trúng tuyển kỳ thi cuối Năm Thứ Nhất là Tạ Chí Đại Trường và Đỗ Phan Hạnh. Niên khoá thứ hai 1973-74 có hai thí sinh ghi danh, nhưng chỉ có một thí sinh dự thi và trúng tuyển Trần Anh Tuấn.
Rời Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, ông tham dự trung tâm Centre National de la Recherche Scientifique, Paris, Pháp, với tư cách là một giám đốc nghiên cứu, sau khi đi làm việc với tư cách học giả tại viện Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, và giảng viên tại Đại học Harvard. Năm 1991, ông được chỉ định làm giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Văn hóa bán đảo Đông dương ("History and Civilisations of the Indochinese Peninsula") tại trường École pratique des hautes études và Đại học Sorbonne, nơi làm việc cuối cùng của ông trước khi về hưu vào năm 2005.
Hiện tại ông có mặt trong ban giảng huấn của Viện Việt học (Institute of Vietnamese studies)
Năm 1991, Giáo sư Nguyễn Thế Anh giữ ghế Giám Đốc Trung Tâm Lịch Sử và Văn Minh Đông Dương (Centre d’Histoire et Civilisations de la Peninsule Indochinoise) tại Ecole Pratique des Hautes Etudes (EPHE), Paris-Sorbonne, và vào ngạch Giáo Sư Thực Thụ từ năm 2005. Ông về hưu năm 2008.
Có ba tác phẩm chính của sử gia Nguyễn Thế Anh. Đó là Bibliographie Critique sur les Relations Entre le Viet-Nam et l’Occident (1964), La Monarchie des Nguyễn de la Mort de Tự-Đức à 1925 (1987), vàParcours d’ Un Historien du Viêt Nam (2008).
Hai tác phẩm trước là những luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp trình tại Sorbonne năm 1964 và luận án Tiến Sĩ Quốc Gia trình tại Paris-Sorbonne năm 1987. Tác phẩm thứ́ ba là một hợp tuyển gồm 99 bài viết bằng Pháp, Anh, và Việt ngữ của giáo sư Nguyễn Thế Anh do Philippe Papin, môn sinh và thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội sau 1975, sưu tầm và tuyển chọn.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Nguyễn Thế Anh:

Đặng Văn Thụy (1858 - 1936)

  • 29 thg 11, 2022
  • 0

Đặng Văn Thuỵ sinh năm 1858 tại làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Cha ông là ông đồ nghèo, từng thi đỗ Tú tài. Làng Nho Lâm quê ông nổi danh với nghề rèn và là nơi có nhiều người đỗ đạt. Ngay từ nhỏ, nhà nghèo, ông dã theo ông nội làm nghề rèn giúp gia đình.

Nguyễn Ánh Tuyết (1936 - 2009)

  • 30 thg 11, 2022
  • 0

Bà sinh ra trong một gia đình cách mạng nòi ở làng Quảng Xá, cạnh con sông Kiến Giang, cách tỉnh lỵ Đồng Hới (Quảng Bình) 15 cây số. Cha bà là Nguyễn Trung Thầm, một chiến sĩ cách mạng từng nhiều năm chịu cảnh lao tù từ Đồng Hới tới Chí Hòa; mẹ là Trần Thị Hồng Diệm, một phụ nữ tân tiến, cũng theo cách mạng. Từ nhỏ, bà Tuyết đã sống trong môi trường tập thể. Bà chia sẻ trong hồi ký, suốt bao nhiêu năm trời chỉ ăn cơm tập thể khiến bà rất vụng về trong cuộc sống. Trong bà bao giờ cũng có một mâu thuẫn: một mặt rất tự hào là con của một gia đình cách mạng được đoàn thể, nhân dân nuôi, nhưng mặt khác lại thấy tủi thân vì thiếu thốn tình cảm gia đình.

Trần Hiếu (1936 - ?)

  • 30 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một ca sĩ Việt Nam nổi tiếng với chất giọng nam trầm. Ông hát được nhiều thể loại như opera, nhạc đỏ, nhạc trữ tình. Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1997.

Văn Dung (1936 - 2022)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà báo, nhạc sĩ cách mạng Việt Nam, ông được biết đến với bài hát Đường Trường Sơn xe anh qua, Những bông hoa trong vườn Bác, Chim chích bông, Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… Ông từng là Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội.

Lê Văn Lan (1936 - ?)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Lê Văn Lan (sinh năm 1936, người Hà Nội) là phó chủ tịch Hội đồng khoa học Khu di tích lịch sử đền Hùng, một trong những người sáng lập Viện sử học Việt Nam, nhiều năm làm cố vấn lịch sử chương trình Đường lên đỉnh Olympia và SV 96 trên Đài truyền hình Việt Nam. Ông là người phụ trách chuyên mục giải đáp các vấn đề lịch sử của báo Khoa học và Đời sống số ra ngày thứ sáu, ở trang sáu, 55 năm làm cộng tác viên báo Thiếu niên tiền phong từ ngày thành lập.

Phan Đại Doãn (1936 - 2019)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Sinh: 1936. Nguyên quán: Diễn Quảng, Diễn Châu, Nghệ An. Trú tại Phòng 307, A1, Tập thế 51 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tốt nghiệp Khóa 1 Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1959. Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (1996-2000), Khoa Lịch Sử, Trường ĐHKHXH&NV. Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1992. Được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2000. Huân chương Lao động Hạng Nhì. Các công trình khoa học tiêu biểu: Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào giải phóng đất nước vào đầu thế kỉ XV (viết chung), Nxb Khoa học Xã hội, 1965; lần 2, 1969; lần 3, 1977. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (viết chung), Tập III. Nxb Giáo dục, 1965. Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc (viết chung). Nxb Quân đội Nhân dân, 1976. Kinh nghiệm tổ chức và quản lí nông thôn Việt Nam trong lịch sử (đồng chủ biên). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức quản lí nông thôn ở một số khu vực Đông Á và Đông Nam Á (đồng chủ biên). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Quản lí nông thôn nước ta hiện nay: Một số vấn đề và giải pháp (chủ biên). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Làng xã Việt Nam: Một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005 cho công trình Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội (2001). Lễ viếng từ 9g30 đến 10g45 thứ bẩy, ngày 10/8/2019 (tức ngày 10/7 Kỷ Hợi) tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, hoả táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội.

Nguyễn Thế Anh (1936 - ?)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Ông sinh ngày 1 tháng 6 năm 1936 trên xứ sở Vạn Tượng, Ông thân sinh quê gốc Hưng Yên và bà thân sinh quê gốc Nam Định, trong suốt thời thơ ấu, Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã chỉ có vài tháng dừng chân ở Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội khoảng năm 1941-1942, trong khi theo cha mẹ bôn ba nhiều hơn khắp đất Lào, đất Thái. Biến động xã hội toàn khu vực Á Đông khiến việc học bị gián đoạn một thời gian dài; sau khi từ Thái Lan trở lại Lào, Nguyễn Thế Anh vào trường Pháp học Pháp văn, Latin thay vì tiếng mẹ đẻ. Anh ngữ cũng được đồng hành sử dụng trong học thuật và đời riêng. Thế mà, sau 8 thập kỷ chừng như thiên di định số, tiếng Việt xứ Bắc vẫn nguyên vẹn trong giọng nói của ông.

Đào Vọng Đức (1936 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Đào Vọng Đức (sinh năm 1936) là một nhà vật lý người Việt, Tiến sĩ khoa học (1975), Giáo sư (1984), Viện sĩ (1988) Viện Hàn lâm khoa học các nước thế giới thứ 3, nguyên phó chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam các khóa II, III, IV (1985-2002), nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Việt Nam, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Ông là chuyên gia trong các lĩnh vực: Lý thuyết đối xứng các hạt cơ bản, lý thuyết thống nhất các tương tác các hạt cơ bản, lý thuyết dây và siêu thống nhất, máy tính lượng tử, thông tin lượng tử, chuyển vị lượng tử thuộc chuyên ngành vật lý lý thuyết.

Vũ Đình Cự (1936 - 2011)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Vũ Đình Cự (15/2/1936-7/9/2011) là một chính khách, một nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ Vật lý. Ông từng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật vào đợt 1 (1996) cho những đóng góp trong nghiên cứu rà phá bom từ trường, ngư lôi. Năm 1997, ông được bầu làm phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->