Tiểu sử của Lộc
Sách Địa chí Bình Định ghi chép, Đô đốc Lộc người làng Kỳ Sơn, huyện Tuy Viễn nay thuộc xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1771, ba anh nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dấy binh, Nguyễn Văn Lộc đến tham gia. Với tài năng, võ nghệ hơn người ông được trọng dụng và là một trong Tây Sơn thất hổ tướng.
Lộc:
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lộc:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
... | ... | ... | Lộc được sinh ra |
1789 | ... | Thăng Long Hà Nội Nghệ An | Vua Quang Trung đại phá quân Thanh |
... | ... | ... | Lộc mất |
Thân thế và sự nghiệp của Lộc:
Sách Địa chí Bình Định ghi chép, Đô đốc Lộc người làng Kỳ Sơn, huyện Tuy Viễn nay thuộc xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1771, ba anh nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dấy binh, Nguyễn Văn Lộc đến tham gia. Với tài năng, võ nghệ hơn người ông được trọng dụng và là một trong Tây Sơn thất hổ tướng.
Khi Nguyễn Nhạc xưng vương, Nguyễn Văn Lộc được phong làm hữu đô đốc, cùng với Tả đô đốc Nguyễn Văn Tuyết theo Nguyễn Nhạc tiến đánh huyện lỵ Tuy Viễn, rồi tấn công thành Quy Nhơn. Cuối năm 1773, Nguyễn Văn Lộc cùng Lê Văn Hưng theo Chinh Nam tướng quân Ngô Văn Sở vào đánh chiếm ba phủ Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận.
Năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Văn Lộc được thăng chức Thủy sư đô đốc theo Tiết chế Nguyễn Huệ đem đại binh ra đánh Thuận Hóa do Phạm Ngô Cầu trấn thủ. Khi xung trận, Nguyễn Văn Lộc một mình một ngựa xông vào phá cửa thành, vượt qua binh lính giữ thành, xông thẳng vào dinh trấn thủ, bắt sống được Phạm Ngô Cầu.
Khi Quang Trung lên ngôi hoàng đế, kéo quân ra bắc diệt quân Thanh, Nguyễn Văn Lộc được phong Đại đô đốc chỉ huy cánh quân phía tả, tiến lên Lạng Sơn, Phượng Nhãn, giữ vùng Yên Thế, chặn đường rút lui của địch. Tôn Sĩ Nghị cùng binh tướng trên đường rút chạy về Nam Quan, bị quân của Đại đô đốc Lộc đánh giết. Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ tất cả sắc thư, ấn tín để lo chạy thoát thân.
Tháng giêng năm Canh Thân (1800), Nguyễn Văn Lộc kéo binh kết hợp với Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng vào cứu Quy Nhơn, bị Tống Viết Phước cầm chân tại Bình Đê. Vốn biết rõ địa thế của Quảng Nghĩa (Ngãi), Nguyễn Văn Lộc hiến kế chia quân làm ba đạo theo ba ngõ đèo Bến Đá, núi Sa Lung và núi Cung Quăng vượt qua khỏi Bến Đá vào thẳng Quy Nhơn. Trần Quang Diệu nghe theo nên đã dẫn được quân vào vây đánh và chiếm lại thành Quy Nhơn.
Theo cuốn Danh tướng Việt Nam tập 3, Đô đốc Nguyễn Văn Lộc là người đã tổ chức đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh ở ngay trên đất làng Kỳ Sơn quê hương ông, khiến cho Nguyễn Ánh và tướng tá dưới quyền đều rất kiêng nể. Sau trận Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Lộc có thêm trên hai chục lần đụng độ với quân đội của Nguyễn Ánh do các tướng cao cấp nhất là Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành chỉ huy và đều giành phần thắng.
Khi nghe tin vua Cảnh Thịnh bị bắt, Nguyễn Văn Lộc tự động giải tán quân sĩ, một mình lên núi Kỳ Sơn ẩn náu, nuôi chí khôi phục nhà Tây Sơn.
Tài liệu tham khảo:
Danh tướng Việt Nam-Tập 3. Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần Nhà xuất bản: Giáo dục. Năm xuất bản: 1998
Sách Địa chí Bình Định.
vi.wikipedia.org
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống