Địa điểm Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi.
Quảng Nam:
Diễn biễn lịch sử:
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi.
Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng: thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
Tính đến hết năm 2012, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, với mật độ dân số trung bình là 139 người/km2; có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu, người Co, người Gié Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới di cư đến
Một số video về Quảng Nam
Tài liệu tham khảo:
Sự kiện liên quan đến địa điểm này
Trận đánh Cẩm Sa giữa quân Trịnh và quân Tây Sơn (1775 - ?)
- 24 thg 3, 2015
- 64
Trận đánh Cẩm Sa giữa nhà Trịnh và quân Tây Sơn diễn ra năm 1775. Từ sau nội biến Đàng Trong, chính quyền nhà Nguyễn bị đe dọa, quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc chỉ huy đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, cai trị Đàng Trong từ Quảng Nam đến Bình Định. Nhà Trịnh ở Đàng Ngoài nhận thấy sự uy hiếp, sai quân đánh vào quân Tây Sơn, Quảng Nam trở thành chiến trường quân Trịnh - quân Tây Sơn.
Nhân vật liên quan đến địa điểm này
Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964)
- 2 thg 12, 2
- 233
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/2/1940 tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).
Thạch Lam (1909 - 1942)
- 10 thg 11, 2014
- 132
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1909. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông, rồi trường Trung học Albert Saraut.
Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)
- 11 thg 11, 2014
- 117
Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng (Thuở nhỏ có tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1876, là người làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam.
Nguyễn Thị Bình
- 27 thg 11, 2022
- 0
Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 1992 đến 2002.
Nguyễn Nhật Ánh (1955 - ?)
- 28 thg 11, 2022
- 0
Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi trẻ, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống