Bùi Viện mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Bùi Viện

Trả lời:

Bùi Viện mất năm 1878.

Thân thế và sự nghiệp của Bùi Viện:

Bùi Viện (1839-1878), hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách và ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19 dưới triều nhà Nguyễn. Ông sinh năm 1839, quê quán làng Trình Phố, tổng An Hồi, huyện Trực Định, tỉnh Nam Định (nay là Trình Nhì, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình nhà nho kiêm lương y bốc thuốc.


Bùi Viện (1839-1878), hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách và ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19 dưới triều nhà Nguyễn. Ông sinh năm 1839, quê quán làng Trình Phố, tổng An Hồi, huyện Trực Định, tỉnh Nam Định (nay là Trình Nhì, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình nhà nho kiêm lương y bốc thuốc.

Theo đòi bút nghiên, ông và người em là Bùi Phùng đều đỗ Tú tài năm Giáp Tý (Tự Đức thứ 17, 1864); qua năm Đinh Mão (1867), người em đỗ Cử nhân trước, còn ông thì đến năm Mậu Thìn (1868) mới đỗ CN.

Ngay sau khi đỗ, ông rời quê nhà vào Huế, tập văn tại quốc tử giám và ở trọ nhà Tế tửu (hiệu trưởng) Vũ Duy Thanh, tức Trạng Bồng. Nhưng hai lần thi hội năm 1868 và 1869 đều bị trượt. Trong thời gian này, ông được quen biết Lê Tuấn, quan Tham Tri bộ Lễ, người rất mến tài đức của nho sĩ họ Bùi.

Hồi đó ở miền Bắc có những biến loạn do quân Pháp, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và Cờ Vàng của Hàng Sùng Anh gây ra, cho nên vua Tự Đức mới phái Lê Tuấn ra Bắc dẹp loạn. Ông này quê ở miền Trung không hiểu gì nhiều về tình hình ngoài Bắc nên phải mang Bùi Viện theo làm Cố vấn.

Nhờ có Bùi Viện giúp sức nên không bao lâu Lê Tuấn thâu được nhiều kết quả tốt và cũng nhờ đó mà Triều đình biết tới tài cao chí lớn của Bùi Viện. Công việc hoàn thành, ông trở về Huế. Bùi Viện được Doãn Khuê, Doanh điền sứ Nam Định mời ra giúp việc khai hoang, lấn biển.

Năm 1873, trước khi vua Tự Đức buộc phải ký Hiệp ước Giáp Tuất (15 tháng 3 năm 1874) nhượng bộ nhiều yêu sách của thực dân Pháp và nguy cơ mất cả nước đã nhỡn tiền, triều đình đã chủ trương tìm kiếm những đối trọng khác ở nước ngoài để chấn hưng đất nước và cứu vãn họa xâm lăng của thực dân Pháp. Bùi Viện đã lãnh nhận sứ mạng sang Mỹ do sự tiến cử của một viên đại thần trong triều với Vua Tự Đức.

Bùi Viện lúc đó đang được xem như là một nhà kinh bang tế thế, có công lớn trong việc xây dựng cảng Hải Phòng, lập ra Tuần dương quân (lực lượng hải quân thường trực) gồm 200 chiến thuyền và 2.000 quân thủy thiện chiến và lập ra hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển.

Từ cửa biển Thuận An ở kinh đô Huế, Bùi Viện xuống thuyền ngược ra Bắc vào tháng 7 năm Quý Dậu (tháng 8 năm 1873) và 2 tháng sau thì đến Hương Cảng lúc đó đã là nhượng địa của nước Anh và là đầu mối giao thông nối châu Á với thế giới phương Tây. Tại đây Bùi Viện đã kết giao được với viên lãnh sự Hoa Kỳ lai Hoa nên 2 bên giao thiệp được. Được biết suy nghĩ của Bùi Viện, viên lãnh sự đã viết thư giới thiệu với một nguời ở Hoa Kỳ có khả năng giúp ông tiếp cận với nguyên thủ của quốc gia này.

Là nhà ngoại giao năng nổ, Bùi Viện được vua Tự Đức cử sang Hoa Kì đề nghị đặt quan hệ chính thức và được viện trợ chống thực dân Pháp. Rời Đại Nam tháng 7-1873, Bùi Viện đến Hồng Kông rồi Hoành Tân (Nhật Bản), vượt trùng dương đến New York rồi Washington (1874). Sau gần một năm kiên nhẫn vận động, ông được tổng thống Ulysse Grant tiếp kiến và đã thuyết phục tổng thống chấp thuận lời yêu cầu đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ Đại Nam chống Pháp, nhưng vì không có quốc thư đem theo nên chưa thể bàn cụ thể hơn.

Tư tưởng của Bùi Viện thường được ví và xếp chung vào lớp sĩ phu có tư tưởng canh tân như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ.

Vua Tự Đức đã nói về công thần của mình rằng: "Trẫm với người tuy chưa có ân nghĩa gì cả mà đã coi việc nước như việc nhà không quản xa xôi, lo lắng. Qủy thần tất cũng biết vậy."

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Bùi Viện:

Bùi Viện (1839 - 1878)

  • 8 thg 10, 2014
  • 150

Bùi Viện (1839-1878), hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách và ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19 dưới triều nhà Nguyễn. Ông sinh năm 1839, quê quán làng Trình Phố, tổng An Hồi, huyện Trực Định, tỉnh Nam Định (nay là Trình Nhì, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình nhà nho kiêm lương y bốc thuốc.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->