Sự kiện Trận Him Lam (1954 - ?)
Trận Him Lam là trận đánh mở màn ngày 13 tháng 3 năm 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Cuộc đối đầu quyết định giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội viễn chinh Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận này là xóa sổ trung tâm đề kháng Béatrice trong phân khu Bắc cứ điểm Điện Biên Phủ, mà phía Việt Nam gọi là đồi Him Lam.
Trận Him Lam (1954 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Trận Him Lam là trận đánh mở màn ngày 13 tháng 3 năm 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Cuộc đối đầu quyết định giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội viễn chinh Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận này là xóa sổ trung tâm đề kháng Béatrice trong phân khu Bắc cứ điểm Điện Biên Phủ, mà phía Việt Nam gọi là đồi Him Lam.
Địa hình Him Lam và sự phòng ngự của Pháp: Him Lam gồm ba trái đồi, trên đó có 3 cứ điểm: 1, 2 và 3. Ba cứ điểm có thể dễ dàng hỗ trợ cho nhau, cộng thêm sự yểm hộ từ pháo Mường Thanh. Him Lam được Pháp phòng ngự phức tạp và chắc chắn với hệ thông chiến hào ngang dọc nối liền các cơ quan, hầm ngầm và các hỏa điểm. Trong ngoài cứ điểm có những hệ thống mìn, dây thép gai. Hàng thép gai có nơi rộng từ 100 đến 200m. Đây là pháo đài do chính tay một cố vấn Mỹ ở chiến trường Triều Tiên về vẽ kiểu và trực tiếp đôn đốc xây dựng tổ hào phòng ngự.
Phía quân Pháp, Bảo vệ Béatrice là tiểu đoàn lê dương 3 thuộc Bán lữ đoàn lê dương số 13 (3/13è D.B.L.E), được tăng cường một số lính Việt do Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Paul Pégot chỉ huy.
Nhược điểm lớn nhất của Him Lam là một vị trí đột xuất, nằm cách phân khu trung tâm 2,5 km. Khoảng cách này cho phép phía Việt Nam tập trung sức mạnh cần thiết, cô lập cứ điểm trong một thời gian nhất định để tiêu diệt. Nếu trận đánh kết thúc trong đêm, khả năng tăng viện của quân Pháp có thể loại trừ.
Phía Quân đội Nhân dân Việt Nam: lực lượng trực tiếp tiến công Him Lam gồm Trung đoàn 141 sử dụng một tiểu đoàn đánh cứ điểm số 1, một tiểu đoàn đánh cứ điểm số 2, một tiểu đoàn làm dự bị. Trung đoàn 209 sử dụng một tiểu đoàn tiêu diệt cứ điểm số 3, một tiểu đoàn làm nhiệm vụ dự bị, một tiểu đoàn chặn quân địch phản kích trên đường 41. Lực lượng công kiên mở màn do Đại đoàn 312 của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn phụ trách. Trung đoàn 141 của Trung đoàn trưởng Quang Tuyến và Chính ủy Mạc Ninh chỉ huy mũi đột kích. Trung đoàn 209 của Trung đoàn trưởng Hoàng Cầm có nhiệm vụ tiến công cứ điểm 3. Trung đoàn 165 của Trung đoàn trưởng Lê Thuỳ có nhiệm vụ hỗ trợ hai đơn vị trên, đặc biệt là giao thông hào.
Diễn biến: 15 giờ, các đơn vị của đại đoàn 312 bắt đầu tiến ra trận địa xuất phát xung phong. Mũi tiến quân của trung đoàn 209 ở hướng phụ, do trung đoàn trưởng Hoàng Cầm và chính ủy Trần Quân Lập chỉ huy, có đường hào ngụy trang kín đáo không gặp trở ngại. 16 giờ 30, tiểu đoàn 130 đã áp sát cứ điểm số 3.
Ở hướng chủ yếu, hai tiểu đoàn 428 và 11 của trung đoàn 141, do trung đoàn trưởng Quang Tuyến và chính ủy Mạc Ninh chỉ huy, phải vượt qua sông Nậm Rốm và đoạn đường trống trải từ bờ sông đến đồn Pháp bị pháo bắn chặn, một số chiến sĩ thương vong. Đại đội trợ chiến của tiểu đoàn 428 bị pháo trùm lên đội hình. Đại đội trưởng, đại đội phó đều hy sinh, một khẩu ĐKZ bị hỏng. Thế nhưng, toàn đại đội vẫn kiên quyết tiến vào chiếm lĩnh trận địa. Tiểu đoàn 428 có mặt tại vị trí xuất phát xung phong cứ điểm số 2 đúng thời gian.
17 giờ 05 phút: Đại tướng Võ Nguyên Giáp hạ lệnh trận mở màn chiến dịch lịch sử bắt đầu. Toàn bộ lực lượng pháo binh của Việt Nam, 40 khẩu pháo cỡ từ 75 đến cối 120 mm, đồng loạt nhả đạn.
Kết quả: Toàn bộ tiểu đoàn Pháp trấn giữ Him Lam gồm 750 lính hầu như bị xóa sổ chỉ sau 3 giờ đồng hồ. Thêm vào đó, chỉ huy pháo binh Pháp là Piroth kinh ngạc nhận thấy pháo binh Pháp hoàn toàn không có khả năng dập tắt pháo binh Việt Nam như ông ta từng tuyên bố một cách chắc chắn. Kết quả này cùng với thất bại kế tiếp ở Đồi Độc Lập khiến Piroth suy sụp, hổ thẹn. Ông ta nhận thấy Điện Biên Phủ sẽ thất thủ, và sau đó đã tự sát.
Với Quân đội Nhân dân Việt Nam, trận đánh mở màn đã thành công ngoài sự mong đợi của bộ chỉ huy. Nếu một trung tâm đề kháng mạnh như Him Lam còn không đứng vững chỉ sau 3 giờ trước cuộc tiến công với lực lượng cỡ 1 trung đoàn, thì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ quyết không phải là một pháo đài không thể công phá.
Một số video về Trận Him Lam
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Phan Đình Giót (1922 - 1954)
- 2 thg 12, 2
- 129
Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì. Phan Đình Giót sinh nǎm 1922 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)
- 2 thg 12, 2
- 247
Võ Nguyên Giáp còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Ông cũng là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.
Lê Trọng Tấn (1914 - 1986)
- 2 thg 12, 2
- 177
Lê Trọng Tấn là một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày; và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày.
Hoàng Cầm (1920 - 2013)
- 2 thg 12, 2
- 175
Hoàng Cầm là một tướng lĩnh quân sự cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham gia các cuộc Chiến tranh Đông Dương (1945-1954), Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) và Chiến tranh biên giới Tây Nam. Ông được phong hàm thượng tướng năm 1987, được thưởng nhiều huân huy chương của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Di tích Him Lam (Beatrice)
- 2 thg 12, 2
- 158
Di tích Him Lam hiện nay nằm tại phường Him Lam - thành Phố Điện Biên Phủ. Từ trung tâm thành phố dọc theo quốc lộ 279(7/5) hướng đi Điện Biên Phủ - Hà Nội khoảng 3km rồi rẽ trái 100m là đến di tích Him Lam. Tên gọi Him Lam là bộ đội ta đặt tên vì đồi này cạnh bản Him Lam nên nhân dân thường gọi đồi Him Lam, ngoài ra còn có tên là đồi Phan Đình Giót vì anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót đã chiến đấu hy sinh anh dũng tại đây.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống