Sự kiện Trận Cảng Eo đánh bại hạm đội Châu Âu (1643 - ?)
Cảng Eo hay còn gọi là Cửa Eo ngày nay là Cửa biển Thuận An (tỉnh Thừa Thiên Huế), một trong những cửa biển quan trọng của miền Trung Việt Nam. Trận Cảng Eo diễn ra năm 1643, là trận đánh mà Thủy quân nhà Nguyễn đánh bại Công ty Đông Ấn Hà Lan. Đây là trận đánh đầu tiên trong lịch sử thủy quân Việt Nam đánh bại một hạm đội lớn của Châu Âu. Sau trận thủy chiến, bị thảm bại Công ty Đông Ấn Hà Lan không dám đưa thuyền vào Đàng Trong nữa.
Trận Cảng Eo đánh bại hạm đội Châu Âu (1643 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Cảng Eo hay còn gọi là Cửa Eo ngày nay là Cửa biển Thuận An (tỉnh Thừa Thiên Huế), một trong những cửa biển quan trọng của miền Trung Việt Nam. Trận Cảng Eo diễn ra năm 1643, là trận đánh mà Thủy quân nhà Nguyễn đánh bại Công ty Đông Ấn Hà Lan. Đây là trận đánh đầu tiên trong lịch sử thủy quân Việt Nam đánh bại một hạm đội lớn của Châu Âu. Sau trận thủy chiến, bị thảm bại Công ty Đông Ấn Hà Lan không dám đưa thuyền vào Đàng Trong nữa.
Trận Cảng Eo diễn ra vào ngày 7.7.1643 giữa hạm đội của Công ty Đông Ấn Hà Lan và thủy quân của nhà Nguyễn ở xứ Đàng Trong. Cuộc chiến này là đỉnh điểm của xung đột dai dẵng giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan với xứ Đàng Trong kéo dài từ năm 1637 đến năm 1643.
Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài thường xuyên cho quân vào đánh nhà Nguyễn nhưng bị thất bại. Chúa Trịnh cầu cứu sức ngoài, mượn sức của Đông Ấn Hà Lan (lúc này Công ty Đông Ấn Hà Lan) nổi lên như một lực lượng hùng manh trong chiến dịch khai thác thuộc địa của thực dân Châu Âu) đánh bại Chúa Nguyễn. Đáp ứng sự cầu cứu của Chúa Trịnh, tháng 1 năm 1643, Công ty Đông Ấn Hà Lan đưa một hạm đội 5 chiến hạm do Johanes Lamotius chỉ huy tới liên kết với Trịnh Tráng đi đánh Đàng Trong nhưng khi tới nơi thì họ biết rằng quân đội chúa Trịnh chưa chuẩn bị gì. Tháng 7 năm 1643, một hạm đội khác lại tới do Pieter Baek dẫn đầu tiến đánh Đàng Trong.
Ngày 7.7.1643 đích thân chúa Nguyễn Phúc Lan và Thế tử Nguyễn Phúc Tần dẫn 50 thuyền tiến thẳng ra cảng Eo. Khi nhìn thấy đội thuyền Đông Ấn Hà Lan, thủy binh nhà Nguyễn lao thẳng vào tấn công. Với số lượng vượt trội, đội thuyền chúa Nguyễn nhanh chóng bao vây ba chiến hạm Hà Lan và đánh phá quyết liệt.
Thủy quân nhà Nguyễn đã tràn lên boong chiến hạm lớn nhất của Hà Lan mang tên De Wijdeness do thuyền trưởng Pieter Baek chỉ huy, bẻ bánh lái, chặt gẫy cột buồm khiến chiến hạm này bị tê liệt hoàn toàn. Bị dồn vào bước đường cùng, thuyền trưởng Hà Lan cho châm lửa đốt kho thuốc súng, khiến tàu nổ tung. Hầu như toàn bộ những người có mặt trên tàu, gồm quân chúa Nguyễn và 200 binh sĩ Hà Lan và thuyền trưởng thiệt mạng.Hai chiến hạm còn bọ chạy, một chiếc bi đâm đá chìm xuống biển.
Thủy quân của chúa Nguyễn đã giành chiến thắng, dù hỏa lực mạnh của người Hà Lan đã khiến họ chìm 7 thuyền và mất 700-800 binh sĩ. Trận đánh này là lần đầu tiên trong lịch sử thuỷ quân của người Việt chiến thắng trước một hạm đội châu Âu.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Trịnh Tráng (1577 - 1657)
- 2 thg 12, 2
- 86
Trịnh Tráng là chúa Trịnh thứ 3 thời Lê Trung Hưng và là chúa thứ hai chính thức xưng vương khi còn tại vị, nắm thực quyền cai trị miền Bắc nước Đại Việt từ năm 1623 đến 1657. Về chính trị, ông là người củng cố địa vị cai trị của chế độ "vua Lê chúa Trịnh"; về quân sự, thời kỳ ông cầm quyền là bước chuyển căn bản giữa hai cuộc xung đột Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn. Ông là con trưởng của Bình An Vương Trịnh Tùng.
Nguyễn Thần Tông (1601 - 31648)
- 23 thg 3, 2015
- 34
Nguyễn Phúc Lan còn gọi là Thần Tông Hiếu Chiểu Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Lan, con thứ hai của đức Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Giai. Ông sinh 13.8.1601), là vị chúa Nguyễn thứ 3 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1635 đến năm 1648, tổng cộng được 13 năm.Lúc lên ngôi chúa, ông tự xưng Vương, hiệu là Công Thượng vương, xứ Đàng Trong gọi ông là Chúa Thượng. Về sau, vua Gia Long mới truy phong Nguyễn Phúc Lan miếu hiệu Thần Tông.
Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687)
- 23 thg 3, 2015
- 51
Nguyễn Phúc Tần (16.7.1620 - 30.4.1687) tên thường gọi là Hiền Vương, là con trai thứ 2 của chúa Nguyễn Phúc Lan, là vị chúa thứ 4 của nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Ông ở ngôi từ năm 1648-1687, tại vị được 39 năm.
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Thuận An
- 7 thg 9, 2014
- 65
Thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), một thị trấn trẻ với 15 năm hình thành và phát triển. Thuận An được công nhận đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2013. Nơi đây nổi tiếng có cửa biển Thuận An, một trong những cửa biển quan trọng của miền Trung Việt Nam gắn liền với những trận chiến vang dội trong lịch sử.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống