Sự kiện Thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873 - ?)

Sau khi đã chiếm xong sáu tỉnh Nam Kỳ (6 /1867), thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Việc đánh ra miền Bắc chiếm Hà nội bắt đầu được diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 1873.

Thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Sau khi đã chiếm xong sáu tỉnh Nam Kỳ (6 /1867), thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Việc đánh ra miền Bắc chiếm Hà nội bắt đầu được diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 1873.


Pháp gởi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương buộc Nguyễn Tri Phương phải hạ khí giới, giao nộp thành Hà Nội cho chúng vào ngày 18-11-1873. Đồng thời hắn ngang ngược ra bản tuyên bố “Đường sông Hồng kể từ nay đã được khai thông buôn bán với các nước đã ký kết Hiệp ước với triều đình Huế, như: Pháp, Tây Ban Nha, Trung Hoa”.

Ngày 20-11-1873, quân Pháp chia làm hai mũi nổ súng tấn công vào hướng tây nam và đông nam thành Hà Nội. Mặc khác, các chuyến thuyền của Pháp ở các bờ sông cũng đua nhau câu đại bác vào thành.

Trước hành động ngang ngược của quân Pháp, Nguyễn Tri Phương đã tích cực cho quân dân chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Quân dân Hà Nội, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hà Nội trước sự tấn công xâm lược của thực dân Pháp. Trong trận chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội, Nguyễn tri Phương bị trọng thương nặng, sau đó ông mất vào tháng 12-1873. Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của Pháp, thành Hà Nội thất thủ.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hà Nội

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->