Sự kiện Thành lập Việt Nam nghĩa đoàn (1925 - ?)
Việt Nam Nghĩa Đoàn là tổ chức của một nhóm 17 người mà nòng cốt là những sinh viên yêu nước của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (trong đó có Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai…) được thành lập ngày 25-1-1925, tức ngày mùng Một Tết năm Ất Sửu, sau một cuộc họp tại nhà số 4 đường Giôrêghiberi (Jauréguiberry, nay là phố Quang Trung, Hà Nội).
Thành lập Việt Nam nghĩa đoàn (1925 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Việt Nam Nghĩa Đoàn là tổ chức của một nhóm 17 người mà nòng cốt là những sinh viên yêu nước của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (trong đó có Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai…) được thành lập ngày 25-1-1925, tức ngày mùng Một Tết năm Ất Sửu, sau một cuộc họp tại nhà số 4 đường Giôrêghiberi (Jauréguiberry, nay là phố Quang Trung, Hà Nội).
Tuy Việt Nam Nghĩa đoàn có đưa ra một chương trình sơ lược và 10 lời thề, nhưng nó tồn tại không được bao lâu, một số thành viên rời bỏ tổ chức, những phần tử trung kiên do Tôn Quang Phiệt đứng đầu tiếp tục hoạt động rồi kết hợp với một số tù chính trị ở Trung Kỳ để thành lập tổ chức Phục Việt.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Đặng Thai Mai (1902 - 1984)
- 2 thg 12, 2
- 113
Đặng Thai Mai còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam. Ông sinh năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.
Tôn Quang Phiệt (1900 - 1973)
- 2 thg 12, 2
- 127
Tôn Quang Phiệt là giáo sư, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, ông sinh năm 1900, quê xã Võ Kiệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thủa nhỏ, ông học ở Vinh, năm 1923 ông ra Hà Nội học Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Tại đây ông tham gia vận động thành lập Đảng Phục Việt (sau đổi thành Tân Việt, tiền thân của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn).
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Hà Nội
- 2 thg 12, 2
- 124
Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống