Sự kiện Tân Việt cách mạng Đảng ra đời (1928 - ?)

Tân Việt Cách mệnh Đảng (hay gọi tắt là Đảng Tân Việt) là một chính đảng tồn tại ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 với chủ trương "Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái". Đảng Tân Việt chấm dứt hoạt động vào năm 1929, khi phân chia làm hai phái. Một phái với xu hướng thành lập Liên đoàn Quốc gia và một phái với ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, về sau Đông Dương Cộng sản Liên đoàn sáp nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tân Việt cách mạng Đảng ra đời (1928 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Tân Việt Cách mệnh Đảng (hay gọi tắt là Đảng Tân Việt) là một chính đảng tồn tại ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 với chủ trương "Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái". Đảng Tân Việt chấm dứt hoạt động vào năm 1929, khi phân chia làm hai phái. Một phái với xu hướng thành lập Liên đoàn Quốc gia và một phái với ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, về sau Đông Dương Cộng sản Liên đoàn sáp nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.


Ngày 14 tháng 7 năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung kỳ như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên,... một số giáo viên như Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Hà Huy Tập... và một số nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai... đã lập ra Hội Phục Việt sau đổi tên thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1926 đổi thành Việt Nam Cách mạng Đảng. Đến tháng 7 năm 1927 lại đổi thành Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội. Hội đã nhiều lần họp bàn với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng thất bại. Ngày 14 tháng 7 năm 1928, Hội họp đại hội tại Huế quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mệnh Đảng.Trong đường lối của mình, Tân Việt đã chịu nhiều ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Đảng chương của Tân Việt ghi rõ: “Cách mạng tôn chỉ; liên hợp cả các đồng chí trong ngoài, trong thì lãnh đạo công nông binh, quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa đặng kiến thiết một xã hội bình đẳng”.

Tuy nhiên, Tân Việt đã không mở rộng tổ chức của mình do ảnh hưởng ngày càng lớn của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội lúc này đã phát triển mạnh trong nước và thu hút một số đông các đảng viên trung kiên của Tân Việt.

Sau một thời gian hoạt động, Tân Việt bị phân hóa sâu sắc, nhiều Đảng viên rời bỏ Tổng bộ để gia nhập Đông Dương Cộng sản đảng; một bộ phận tiên tiến khác trong đảng thì đứng ra thành lập những chi bộ Tân Việt Cộng sản liên đoàn (tháng 9, tháng 10-1929), sau đó đổi thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn (năm 1930).

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Đặng Thai Mai (1902 - 1984)

  • 2 thg 12, 2
  • 113

Đặng Thai Mai còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam. Ông sinh năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.

Tôn Quang Phiệt (1900 - 1973)

  • 2 thg 12, 2
  • 127

Tôn Quang Phiệt là giáo sư, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, ông sinh năm 1900, quê xã Võ Kiệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thủa nhỏ, ông học ở Vinh, năm 1923 ông ra Hà Nội học Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Tại đây ông tham gia vận động thành lập Đảng Phục Việt (sau đổi thành Tân Việt, tiền thân của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn).

Lê Văn Huân (1876 - 1929)

  • 2 thg 12, 2
  • 107

Lê Văn Huân hiệu Lâm Ngu; là một chí sĩ theo đường lối kháng Pháp ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm Bính Tý (1876) tại làng Trung Lễ, huyện La Sơn (nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh ông là Lê Văn Thống đậu cử nhân, làm Bang biện huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; mẹ là Phan Thị Đại, chị ruột Đình nguyên tiến sỹ Phan Đình Phùng. Lê Văn Huân mồ côi cha lúc 2 tuổi, được mẹ đem về nuôi ở quê ngoại, làng Đông Thái, xã Việt Yên Hạ (nay là xã Tùng Ảnh).

Trần Phú (1904 - 1931)

  • 2 thg 12, 2
  • 151

Trần Phú là một nhà cách mạng Việt Nam, là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới 26 tuổi. Ông sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Nguyên quán ông ở làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là cụ Trần Văn Phổ, từng đỗ Giải nguyên. Thời gian làm Giáo thụ Tuy An đã sinh ra ông tại đây. Thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Cát, người làng Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con thứ 7 trong gia đình.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Huế

  • 2 thg 12, 2
  • 96

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo. Có nhiều giả thuyết về lịch sử tên gọi Huế. Trong các tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Theo học giả Thái Văn Kiểm chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa hoặc theo học giả Nguyễn Hy Vọng: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa...

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->