Sự kiện Pháp giành quyền bảo hộ Nam kỳ (1858 - 1862)

Pháp giành quyền bảo hộ Nam kỳ hay còn gọi là Chiến dịch Nam Kỳ kéo dài từ 1.8.1858 đến 5.6.1862. Chiến dịch Nam Kỳ bắt đầu từ lúc Pháp phát động cuộc chiến tranh đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà - Đã Nẵng vào năm 1858. Sau khi Pháp giành thắng lợi, nhà Nguyễn cắt đất cầu hòa và ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862, giành quyền bảo hộ Nam kỳ cho người Pháp. Bản Hòa ước này là tiền đề cho người Pháp trong việc giành quyền bảo hộ toàn lãnh thổ Đại Nam.

Pháp giành quyền bảo hộ Nam kỳ (1858 - 1862):

Diễn biễn lịch sử:

Pháp giành quyền bảo hộ Nam kỳ hay còn gọi là Chiến dịch Nam Kỳ kéo dài từ 1.8.1858 đến 5.6.1862. Chiến dịch Nam Kỳ bắt đầu từ lúc Pháp phát động cuộc chiến tranh đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà - Đã Nẵng vào năm 1858. Sau khi Pháp giành thắng lợi, nhà Nguyễn cắt đất cầu hòa và ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862, giành quyền bảo hộ Nam kỳ cho người Pháp. Bản Hòa ước này là tiền đề cho người Pháp trong việc giành quyền bảo hộ toàn lãnh thổ Đại Nam.


Trong cuộc chiến lật đổ nhà Tây Sơn, vua Gia Long (Nguyễn Phúc Anh) nhận nhiều trợ giúp của người Pháp để cũng cố quyền lực. Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn cũng cố mối quan hệ tốt với người Pháp. Tuy nhiên, vị vua kế nhiệm nhà Nguyễn là Minh Mạng không mấy cảm tình với người Pháp. Nhiều lần người Pháp cho đoàn thuyền đến thăm dò tình hình Đại Nam,vua Minh Mạng không mặn mà tiếp đón. Đặc biệt, sự kiện vua Minh Mạng, vua Tự Đức sách nhiễu giáo dân Kito giáo. Vua Tự Đức à nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848-1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày.

Ngày16.9. 1856, tàu chiến Catinat đưa phái viên Pháp cầm quốc thư đến Đà Nẵng, và cũng nhằm mục đích dò xét tình hình, nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp.

Ngày 22.4.1857, Napoleon III quyết định lập ra Hội đồng Nam Kì để xét lại Hiệp ước Versailles đã được kí kết năm 1787 giữa Pigneau de Behaine, đại diện cho Nguyễn Ánh và Montmorin, đại diện cho Louis XVI. Âm mưu của Pháp lúc đó là muốn dựa vào Hiệp ước Versailles để "hợp pháp hóa" việc mang quân sang đánh chiếm Việt Nam. Nhưng trong thực tế thì hiệp ước đó đã bị thủ tiêu ngay sau khi kí kết, Chính phủ Pháp lúc đó không có điều kiện thi hành vì còn lo đối phó với ngọn sóng cách mạng đang dâng cao trong nước. Họ không thể dựa vào cớ thi hành hiệp ước để đưa quân chiếm đóng Đà Nẵng, Côn Đảo, đòi độc quyền thương mại và tự do truyền đạo ở Việt Nam như các điều khoản của hiệp ước đã ghi.

Năm 1857, Tự Đức lại cho xử tử hai nhà truyền giáo Tây Ban Nha. Đây không phải là đầu tiên nhưng cũng không phải là sự cố mới nhất, và lần trước chính phủ Pháp đã bỏ qua các hành động khiêu khích kiểu này. Nhưng lần này, Tự Đức hành xử không đúng thời gian, vì hiện đang diễn ra cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ 2. Quân đoàn viễn chinh của Anh và Pháp được gửi đến vùng Viễn Đông để trừng phạt Trung Quốc, và kết quả là người Pháp có thừa quân trong tay để can thiệp vào tình hình Đại Nam.

Tháng 11 năm 1857, hoàng đế Napoleon III của Pháp ra lệnh Đô đốc Charles Rigault de Genouilly đem một đoàn viễn chinh sang trừng phạt Việt Nam. Tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã cập bến tại Tourane (Đà Nẵng) và chiếm được đánh được thành phố. Sau đó, Pháp tiên hành tiến dịch bằng hàng loạt trận đánh tại các đồn lớn ở Nam Kỳ như Gia Định, Chí Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long... Đến ngày 6.5. 1862, Nam kỳ hoàn toàn thất thủ, nhà Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuật 1862 giao quyền bảo hộ toàn bộ Nam Kỳ cho người Pháp.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Gia Long (1762 - 1820)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Gia Long là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), sinh vào ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con thứ ba của đức Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế Nguyễn Phúc Côn và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Hoàn. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Minh Mạng (1791 - 1841)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định. Ông là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, ông lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840)

Tự Đức (1829 - 1883)

  • 2 thg 12, 2
  • 137

Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức - một vị vua, một nhà thơ hiền lành, thương dân, yêu nước nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần bạc nhược và bi quan.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hồ Chí Minh

  • 2 thg 12, 2
  • 281

Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định.

Đà Nẵng

  • 2 thg 12, 2
  • 180

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->