Sự kiện Lê Duy Lương nổi dậy phò Lê diệt Nguyễn (1832 - 1838)

Dưới sự lãnh đạo của Lê Duy Lương, người Mường ở tỉnh Hòa Bình của tộc trưởng họ Quách cùng nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn với danh nghĩa "phò Lê". Cuộc nổi dậy Lê Duy Lương khởi phát từ năm 1832 đến khoảng năm 1837 -1838 thì kết thúc.

Lê Duy Lương nổi dậy phò Lê diệt Nguyễn (1832 - 1838):

Diễn biễn lịch sử:

Dưới sự lãnh đạo của Lê Duy Lương, người Mường ở tỉnh Hòa Bình của tộc trưởng họ Quách cùng nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn với danh nghĩa "phò Lê". Cuộc nổi dậy Lê Duy Lương khởi phát từ năm 1832 đến khoảng năm 1837 -1838 thì kết thúc.


Bất mãn với chế độ, chính sách cai trị đặc biệt nạn tham quan, nhũng nhiễu, chế độ thu tô thuế và lao dịch khắc nghiệt, thêm vào đó là nạn thiên tai và ôn dịch xảy ra luôn...tất cả đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, càng làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp nhân dân nghèo đói ở khắp mọi miền đất nước chống lại chế độ cai trị của nhà Nguyễn. Người Mường ở Hòa Bình vốn trung thành với nhà Lê và đồn binh Ninh Thiện được họ Quách lôi kéo cùng tôn Lê Duy Lương làm thủ lĩnh phát binh đánh chiếm đồn Chi Nê, xây đặp hào lũy. Các lang đạo họ Đinh ở Lạc Thổ (Hòa Bình) cũng nổi dậy hưởng ứng Lê Duy Lương.

Năm 1833, nghĩa quanh nổi dậy đánh chiếm các đồn thành quan vùng rồi bao vây thành Hưng Hóa. Triều đình nhà Nguyễn lo sợ, điều quân lai giải vây và đánh vào căn cứ của Sơn Âm (Hòa Bình) của nghĩa quân, Lê Duy Lương bị bắt.

Cuộc khởi nghĩa của người Mường vẫn tiếp tục. Năm 1836, thủ lĩnh họ Quách liên kết với các tộc trưởng họ Định, và các lang đạo Mường ở vùng Thanh Hóa, tôn Lê Duy Hiển làm thủ lĩnh rồi đánh chiếm đồn Hồi Xuân, rồi đánh các đồn ở Thanh Hóa, Nghệ An, nam Ninh Bình. Triều đình sai quân bao vây bốn phía, nghĩa quân bị đánh bại, Lê Duy Hiển bị bắt. Đến tháng 5.1838, vua Minh Mạng dẹp yên các cuộc nổi dậy ở Thanh Hóa và Ninh Bình.

Vua Minh Mạng cho xóa sổ xã Sơn Âm, chia hết ruộng đất cho xã khác, đồng thời đày dân làng này ra ở các xã duyên hải của tỉnh Ninh Bình để quản thúc.Vì có chuyện Lê Duy Lương dấy binh, cho nên nhà vua truyền bắt dòng dõi nhà Lê đem đày vào ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Cứ chia cho 15 người ở một huyện và phát cho 10 qua tiền và 2 mẫu ruộng để làm ăn.

Mãi đến Tự Đức năm thứ hai (1849), nhờ lời tâu của Thái bảo Tạ Quang Cự và Đại học sĩ Võ Xuân Cẩn, nhà vua chấp thuận cho sửa sang đền miếu nhà Lê, cấp tự điền và cử người coi sóc các nơi ấy. Con cháu nhà Lê đều được tùy tiện chọn nơi yên ở. Và cũng vì chế độ lưu quan đã gây nhiều bất mãn và phiền toái, vào những năm trước khi thực dân Pháp xâm lược, vua Tự Đức cũng đã bỏ chế độ này.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Lê Duy Lương (1814 - 1833)

  • 2 thg 4, 2015
  • 36

Lê Duy Lương sinh năm 1814, mất năm 1833, là thủ lĩnh cuộc nổi dậy ở Sơn Âm-Thạch Bi (đều thuộc tỉnh Hòa Bình) dưới triều vua Minh Mạng trong lịch sử Việt Nam.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->