Sự kiện HRiver đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Diệu tuẫn tiết (1882 - ?)
Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ. Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, năm 1880. Ngay khi tới Hà Nội Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp.
HRiver đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Diệu tuẫn tiết (1882 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ. Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, năm 1880. Ngay khi tới Hà Nội Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp.
Cuối tháng 3-1882, Trung tá hải quân Hăngri Rivie, theo lệnh của Thống đốc Nam Kỳ Lơ Miarơ đờ Vile, rời Sài Gòn, đem theo 2 chiến hạm cùng 300 quân ra tăng cường cho lực lượng viễn chinh Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ. Đến đầu tháng 4-1882, Rivie đến Hà Nội chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kỳ.
Sáng ngày 25-4-1882, Hăngri Rivie gởi tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu hạ khí giới và giao nộp thành trước 8 giờ sáng. Đúng 8 giờ sáng: ba pháo thuyền của Pháp là Phăngpharơ, Mátxuy, Carabin từ bờ sông Hồng nã đại bác vào thành. Đến 10 giờ 45 phút, quân Pháp đổ bộ tấn công.
Quân và dân Hà Nội, dưới sự sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu, đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hà Nội trước sự tấn công xâm lược (lần thứ hai) của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước sức mạnh của quân Pháp, thành Hà Nội thất thủ. Tổng đốc Hoàng Diệu treo mình tự vẫn.
Tài liệu tham khảo:
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Hà Nội
- 2 thg 12, 2
- 124
Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống