Sự kiện Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ được triệu tập (1945 - ?)
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập, tiến hành từ 15-4 đến 20-4 tại Hiệp Hòa (Bắc Giang), do Trường Chinh chủ trì nhằm giải quyết các vấn đề quân sự đã được Hội nghị tháng 3-1945 của Thường vụ Trung ương nêu ra.
Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ được triệu tập (1945 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập, tiến hành từ 15-4 đến 20-4 tại Hiệp Hòa (Bắc Giang), do Trường Chinh chủ trì nhằm giải quyết các vấn đề quân sự đã được Hội nghị tháng 3-1945 của Thường vụ Trung ương nêu ra.
Sau khi phân tích tình hình thế giới và cao trào kháng Nhật của nhân dân ta, Nghị quyết của Hội nghị vạch rõ: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ”.
Hội nghị quyết định phát triển lực lượng vũ trang, thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, thành Việt Nam giải phóng quân. Để xây dựng bàn đạp cho cuộc tổng khởi nghĩa, Hội nghị đã quyết định xây dựng trong nước 7 chiến khu là: Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần hưng Đạo ở Bắc Kỳ; Phan Đình Phùng, Trưng Trắc ở Trung Kỳ; Nguyễn Tri Phương ở Nam Kỳ và có nhiệm vụ “phải đánh thông liên lạc giữa các chiến khu của ba kỳ”. Hội nghị cũng cử ra một Ủy ban Quân sự gồm Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh… để chỉ huy các chiến khu ở miền Bắc Đông Dương và giúp đỡ cho toàn quốc về mặt quân sự.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Trần Đăng Ninh (1910 - 1955)
- 2 thg 12, 2
- 112
Trần Đăng Ninh sinh năm 1910, tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, quê tại thôn Quảng nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Ông là nhà hoạt động cách mạng và quân sự, Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam) giai đoạn 1950-1955. Tháng 9/1940, ông lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn và là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng tháng 5/1941.
Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)
- 2 thg 12, 2
- 247
Võ Nguyên Giáp còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Ông cũng là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.
Trường Chinh (1907 - 1988)
- 2 thg 12, 2
- 133
Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu. Ông là nhà chính khách cách mạng, nhà thơ, bút danh Sóng Hồng, biệt hiệu Trường Chinh (biệt hiệu này dùng như tên gọi). Ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (là nhân vật duy nhất hai lần giữ chức Tổng Bí thư), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Ông sinh ngày 09/02/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định).
Văn Tiến Dũng (1917 - 2002)
- 2 thg 12, 2
- 176
Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1954 – 1978), nguyên Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông là vị tướng chiến lược số hai của Việt Nam, được giới quân sự Thế giới đánh giá cao.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống