Sự kiện Hội nghị lần thứ nhất Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (1929 - 1929)

Cuối tháng 3 năm 1929, tại Hà Nội, một nhóm Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã họp và tự lập một tổ chức Cộng sản đầu tiên trong nước và đặt ra mục tiêu vận động chuyển Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành Đảng Cộng sản nhân dịp Đại hội lần thứ nhất của Hội dự kiến họp ở Hồng Kông vào tháng 5 năm 1929.

Hội nghị lần thứ nhất Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (1929 - 1929):

Diễn biễn lịch sử:

Cuối tháng 3 năm 1929, tại Hà Nội, một nhóm Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã họp và tự lập một tổ chức Cộng sản đầu tiên trong nước và đặt ra mục tiêu vận động chuyển Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành Đảng Cộng sản nhân dịp Đại hội lần thứ nhất của Hội dự kiến họp ở Hồng Kông vào tháng 5 năm 1929.


Sau hội nghị trù bị ngày 23-1-1929, Đại hội toàn quốc được triệu tập với sự tham gia của đại biểu Tổng bộ 3 kỳ, đại biểu ở Xiêm, nhưng lại đúng vào lúc vắng mặt lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng như một số hạt nhân trung kiên như Hồ Tùng Mậu (bị bắt)… Đoàn đại biểu Bắc Kỳ với vai trò nổi bật của Ngô Gia Tự đã mang đến Đại hội chủ trương đề nghị thành lập ngay một Đảng Cộng sản nhưng không giành được sự nhất trí của Tổng bộ.

Tại Đại hội, trưởng đoàn đại biểu Bắc Kỳ, Trần Văn Cung đọc báo cáo tham luận, phân tích những điều khách quan và chủ quan của phong trào công nhân Việt Nam, vạch rõ quy mô và tính chất của nó để khẳng định trình độ giác ngộ, tổ chức của giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành phải có một chính đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng chủ trương này không được Đại hội thông qua và bị Lâm Đức Thụ chủ tịch Đại hội phản đối kịch liệt. Vì vậy, Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã bỏ Đại hội ra về.

Mặc dù thiếu Đoàn đại biểu Bắc Kỳ, Đại hội vẫn tiếp tục họp. Đại hội quyết định tên gọi chính thức là Hội Việt Nam cách mệnh thanh niên (trước đó còn có tên gọi Hội Việt Nam cách mệnh đồng chí); thông qua các văn kiện thư Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ, các nghị quyết và một bức thư gửi Quốc tế Cộng sản.

Các văn kiện này đã đề cập một cách chi tiết những vấn đề cơ bản về cương lĩnh chính trị, chương trình hoạt động, khẩu hiệu đấu tranh, điều lệ tổ chức, khẳng định hơn nữa tính chất cộng sản của nó và so với trước có những bước tiến rất cơ bản. Tuy nhiên, nghị quyết của Đại hội lại nhận định rằng: “…những điều kiện để thành lập một đảng thật Bônsêvich hãy còn không thuận lợi” và chủ trương trước mắt cần lo cải tổ Hội rồi mới đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản. Điều đó cho thấy Đại hội đã không đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn cách mạng cũng như nguyện vọng đúng đắn của những chiến sĩ tiên tiến của Hội thể hiện trong lập trường của các đại biểu Bắc Kỳ.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

  • 2 thg 12, 2
  • 278

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Tổng bí thư) trong thời gian 1951 – 1969.

Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951)

  • 2 thg 12, 2
  • 150

Hồ Tùng Mậu là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông từng đảng viên của cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, thành viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ. Ông tên thật là Hồ Bá Cự, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1896 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Hồ Bá Kiện, một chí sĩ trong phong trào Văn Thân, bị thực dân Pháp bắt giam và bắn chết trong khi vượt ngục tại Lao Bảo.

Ngô Gia Tự (1908 - 1935)

  • 2 thg 12, 2
  • 101

Ngô Gia Tự là một đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại làng Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Năm 1927, ông tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc, được Kỳ bộ Bắc kỳ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội chỉ định vào Tỉnh bộ Bắc Ninh để gây dựng cơ sở ở địa phương. Năm 1928, Ngô Gia Tự được đưa về hoạt động tại Kỳ bộ Bắc kỳ

Trần Văn Cung (1906 - 1977)

  • 2 thg 12, 2
  • 105

Trần Văn Cung là bí thư Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại Việt Nam. Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1906 tại làng Kim Khê Trung, tổng Kim Nguyên (nay là xã Nghi Hoa), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Cả nhà đều tham gia cách mạng chống Pháp. Anh cả, ông Trần Văn Tăng, tham gia Đảng Tân Việt từng bị bắt và bị kết án hai năm tù và hai năm quản thúc. Còn các em trai là Trần Văn Quang (thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam) và Trần Văn Bành (đại tá) cũng từng bị bắt giam tại nhà tù Ban Mê Thuột.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->