Sự kiện Đông Kinh Nghĩa Thục (1907 - 1907)

Đông Kinh Nghĩa Thục lập ra từ tháng 3 năm 1907 do Lương Văn Can làm Thục trưởng và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907) là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc. Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên là nghĩa thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng.

Đông Kinh Nghĩa Thục (1907 - 1907):

Diễn biễn lịch sử:

Đông Kinh Nghĩa Thục lập ra từ tháng 3 năm 1907 do Lương Văn Can làm Thục trưởng và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907) là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc. Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên là nghĩa thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng.


Chương trình học của trường Đông Kinh Nghĩa Thục gồm các môn Lịch Sử, Địa Lý, cách Trí, vệ Sinh, Toán Pháp, Kinh tế, Ngoại Ngữ, Luân Lí, Thể Thao. Các môn học tự nhiên, trường dùng sách giáo khoa của các trường tiểu học Pháp, các môn xã hội thì nhà trường tự biên soạn để giảng dạy. Nội dung sách chú trọng đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Nội dung hoạt động của trường rất phong phú. Ngoài chương trình dạy trên lớp, về văn hóa - giáo dục, nhà trường chủ trương chống tư tưởng phong kiến lạc hậu, thực hiện cuộc cải cách văn hóa-xã hội. vể kinh tế, Đông Kinh Nghĩa Thục lập hội buôn. Nhiều hội buôn, công ti kinh doanh buôn bán ra đời.

Ảnh hưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục ngày càng lớn, lan ra nhiều địa phương, số học sinh ngày càng đông, có lúc lên đến 2000 người.

Đông Kinh Nghĩa Thục không chỉ là một trường học mà còn là một tổ chức cách mạng do các sĩ phu yêu nước tiến bộ tổ chức để hưởng ứng cuộc vận động giải phóng dân tộc theo hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX. Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường, sách báo của trường bị cấm, một số nhân vật chủ chốt bị bắt.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Lương Văn Can (1854 - 1927)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Lương Văn Can sinh năm 1854 tại làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội). Ông đã đỗ Cử nhân năm 21 tuổi được triều đình bổ làm Giáo thụ phủ Hoài Đức nhưng ông từ chối.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->