Sự kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập (1930 - ?)
Sự ra đời liên tiếp của 3 tổ chức Đảng: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn trong một thời gian ngắn là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Nhưng các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ. Giữa lúc đó Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân biệt thành hai nhóm, mỗi nhóm tổ chức thành một đảng cộng sản. Người liền rời khỏi Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.
Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập (1930 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Sự ra đời liên tiếp của 3 tổ chức Đảng: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn trong một thời gian ngắn là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Nhưng các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ. Giữa lúc đó Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân biệt thành hai nhóm, mỗi nhóm tổ chức thành một đảng cộng sản. Người liền rời khỏi Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị cũng nhất trí sẽ ra tạp chí Đỏ và báo Tranh đấu làm cơ quan ngôn luận của Đảng. Cuối cùng, Hội nghị đã thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên học sinh và toàn thể quần chúng bị áp bức bóc lột trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.
Đánh giá về sự kiện lịch sử trọng đại này, vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặc lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.
Một số video về Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập
Tài liệu tham khảo:
Lịch sử 12 nâng cao, NXB giáo dục Việt Nam
vi.wikipedia.org
www.lichsuvietnam.vn
www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn
tinhdoanbinhthuan.vn
maxreading.com
www.youtube.com
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
- 2 thg 12, 2
- 278
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Tổng bí thư) trong thời gian 1951 – 1969.
Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951)
- 2 thg 12, 2
- 150
Hồ Tùng Mậu là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông từng đảng viên của cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, thành viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ. Ông tên thật là Hồ Bá Cự, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1896 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Hồ Bá Kiện, một chí sĩ trong phong trào Văn Thân, bị thực dân Pháp bắt giam và bắn chết trong khi vượt ngục tại Lao Bảo.
Lê Hồng Sơn (1899 - 1933)
- 2 thg 12, 2
- 79
Lê Hồng Sơn là nhà cách mạng chống Pháp, người hỗ trợ cho Phạm Hồng Thái trong kế hoạch mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh. Ông tên thật Lê Văn Phan, còn có các bí danh: Lê Hưng Quốc, Võ Hồng Anh, Lê Tản Anh. Quê ông ở làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1920, ông tham gia vào Việt Nam Quang phục Hội và được Phan Bội Châu cử sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.
Trần Phú (1904 - 1931)
- 2 thg 12, 2
- 151
Trần Phú là một nhà cách mạng Việt Nam, là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới 26 tuổi. Ông sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Nguyên quán ông ở làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là cụ Trần Văn Phổ, từng đỗ Giải nguyên. Thời gian làm Giáo thụ Tuy An đã sinh ra ông tại đây. Thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Cát, người làng Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con thứ 7 trong gia đình.
Trịnh Đình Cửu (1906 - 1990)
- 2 thg 12, 2
- 152
Trịnh Đình Cửu là một trong 5 đại biểu chính thức của 2 tổ chức cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng) tham gia trong hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Ông là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khi Đảng được thành lập với cương vị Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1930.
Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932)
- 2 thg 12, 2
- 163
Nguyễn Đức Cảnh là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam, là Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Lao Động. Ông sinh ngày 2/2/1908 tại thôn Diêm Điền, xã Thái Hà, huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình. Là học sinh trường Thành Chung Nam Định, Nguyễn Đức Cảnh tham gia lãnh đạo thanh niên trong phong trào truy điệu Phan Chu Trinh ở Nam Định. Bị đuổi học, Nguyễn Đức Cảnh lên Hà Nội tìm việc làm và cũng từ đây anh đã tham gia vào tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.
Châu Văn Liêm (1902 - 1930)
- 2 thg 12, 2
- 87
Châu Văn Liêm là nhà cách mạng Việt Nam, là người sáng lập An Nam Cộng sản Đảng và là một trong sáu người tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại làng Thới Thạnh, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình Nho học nghèo. Từ nhỏ ông đã được học chữ Nho và chữ Quốc ngữ tại quê nhà. Sau đó ông lên Cần Thơ học. Năm 1922, sau khi có bằng Thành chung từ trường College de My Tho, ông vào học tại trường Sư phạm Đông Dương tại Sài Gòn.
Nguyễn Thiệu (1903 - 1989)
- 2 thg 12, 2
- 108
Nguyễn Thiệu một trong hai đại biểu đại diện An Nam Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Ông người làng Thạch Trụ, nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng ngãi. Ông đỗ Tú tài Tân học năm 1923, thường được gọi là Tú Thiệu.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống