Sự kiện Đại Nam và Xiêm La ký hòa ước (1841 - 1845)

Chiến tranh Việt- Xiêm (1841-1845) là cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama III và Đại Nam thời Thiệu Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam Kỳ (Nam Bộ Việt Nam).Đây là cuộc chiến giữ nước quan trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những tướng giỏi chỉ huy. Kết quả, Việt-Xiêm ký hòa ước và cùng rút quân, Cao Miên phải thần phục cả hai. Nam Kỳ chính thức được Xiêm La và Cao Miên công nhận thuộc Đại Nam (Việt Nam)

Đại Nam và Xiêm La ký hòa ước (1841 - 1845):

Diễn biễn lịch sử:

Chiến tranh Việt- Xiêm (1841-1845) là cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama III và Đại Nam thời Thiệu Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam Kỳ (Nam Bộ Việt Nam).Đây là cuộc chiến giữ nước quan trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những tướng giỏi chỉ huy. Kết quả, Việt-Xiêm ký hòa ước và cùng rút quân, Cao Miên phải thần phục cả hai. Nam Kỳ chính thức được Xiêm La và Cao Miên công nhận thuộc Đại Nam (Việt Nam)


Năm 1841, vua Minh Mạng mất, Thiệu Trị vừa lên thay. Thấy tình hình Chân Lạp bất ổn mãi, nên nhân có lời tâu của Tạ Quang Cự xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang; vua Thiệu Trị liền nghe, truyền cho Trương Minh Giảng rút quân về thì viên tướng này mất tích. Nguyên nhân, biết tướng Trương Minh Giảng rút quân về nước, quân Xiêm đưa Nặc Ông Đôn về Nam Vang lên ngôi vua và không bỏ lỡ cơ hội, Phi Nhã Chất Tri (còn gọi là tướng Bodin) dẫn quân sang đánh phục thù.

Năm 1842, quân Xiêm-Lạp chia nhau lập 18 đồn trại từ núi Lộc Giác đến quãng đường bộ ở Chu Nham, một mặt chặn Kim Dữ một mặt giữ Lô Khê, ngày đêm vây hãm tỉnh Hà Tiên. Quân Việt chia nhau phòng bị Hà Tiên. Quân Xiêm-Lạp vỡ trận, thuyền tan từng mảng trên cửa biển Kim Dữ, tháo chạy về đêm tới vùng biển Quảng Biên. Quân Việt đuổi theo truy kích, thu được nhiều súng lớn, rồi thu quân về giữ các đảo ven bờ vịnh Thái Lan ở Hà Châu, Hà Tiên.

Tháng 5.1842, quân Việt kéo vào chiếm lại khu Cô Tô. Đoàn binh gồm năm đạo, mỗi đạo 1000 quân, đem súng lớn đặt tại Tri Tôn (Xà Tón) mà bắn phá đồn lũy đối phương. Nguyễn Tri Phương đem đại binh đến núi Cô Tô, quân Xiêm tan, một số đông ra đầu thú, trong số đó có cả người Tàu và người Miên có đến số ngàn. Vua Thiệu Trị sai Nguyễn Công Trứ điều động việc lập ấp, khuyến khích khẩn ruộng.

Sau đó ở Chân Lạp, quân Xiêm La lại giở trò tàn bạo, khiến người Chân Lạp không phục, lại nổi lên và cử người sang cầu cứu quân đội Việt. Vua Thiệu Trị bèn sai Võ Văn Giải sang kinh lý việc Chân Lạp. Tháng6.1845, Võ Văn Giải vào đến Gia Định, cùng với Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn, Tôn Thất Nghị, tiến binh sang đánh Chân Lạp, phá được đồn Dây Sắt, lấy lại thành Nam Vang, người Chân Lạp và Xiêm về hàng kể hơn 23.000 người. Tiếp theo, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem binh truy đuổi liên quân Xiêm La – Chân Lạp, vây vua Nặc Ông Đôn và tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri ở Ô Đông (Oudon).

Sau trận chiến, 9.1845, Chất Tri sai người sang xin hòa. Qua 10.1845, Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn và Chất Tri ký tờ hòa ước ở nhà hội quán, hai nước đều giải binh. Nguyễn Tri Phương rút quân về đóng ở Trấn Tây, đợi quân Xiêm thi hành những điều ước đã định. Tháng 12.1846, Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và sai sứ đem đồ phẩm vật sang triều cống, nhìn nhận sự bảo hộ song phương của Xiêm và Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Thiệu trị (1807 - 1847)

  • 2 thg 12, 2
  • 162

Hoàng đế Thiệu Trị là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức 16 tháng 6 năm 1807, tại Huế. 13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, thân mẫu của ông mất.

Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->