Sự kiện Chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long (1972 - 1972)
Chiến dịch đồng bằng song Cửu Long diễn ra từ ngày 10.6 đến ngày 10.9.1972. Đây là chiến dịch tiến công tổng hợp của quân và dân miền trung Nam Bộ (khu VIII),diễn ra trên địa bàn phía nam – bắc đường số 4 gồm các tỉnh Mỹ Tho, Kiến Phong (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), Kiến Tường (nay thuộc tỉnh Long An), Bến Tre, Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang). Trong chiến dịch này, Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) sử dụng lực lượng vũ trang ba thứ quân đột phá tuyến phòng thủ biên giới, mở thông hành lang và tuyến trung gian, đưa lực lượng chủ lực xuống chia cắt Đường số 4, tiêu diệt một bộ phận Quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong các chi khu, tiểu khu, đập vỡ hệ thống đồn bốt, phá thế kìm kẹp. Trong thực hiện chiến dịch, QĐNDVN kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, phát động quần chúng mở mảng, mở vùng, mở rộng vùng giải phóng, giành một bộ phận nhân dân trong khu vực.
Chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long (1972 - 1972):
Diễn biễn lịch sử:
Chiến dịch đồng bằng song Cửu Long diễn ra từ ngày 10.6 đến ngày 10.9.1972. Đây là chiến dịch tiến công tổng hợp của quân và dân miền trung Nam Bộ (khu VIII),diễn ra trên địa bàn phía nam – bắc đường số 4 gồm các tỉnh Mỹ Tho, Kiến Phong (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), Kiến Tường (nay thuộc tỉnh Long An), Bến Tre, Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang). Trong chiến dịch này, Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) sử dụng lực lượng vũ trang ba thứ quân đột phá tuyến phòng thủ biên giới, mở thông hành lang và tuyến trung gian, đưa lực lượng chủ lực xuống chia cắt Đường số 4, tiêu diệt một bộ phận Quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong các chi khu, tiểu khu, đập vỡ hệ thống đồn bốt, phá thế kìm kẹp. Trong thực hiện chiến dịch, QĐNDVN kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, phát động quần chúng mở mảng, mở vùng, mở rộng vùng giải phóng, giành một bộ phận nhân dân trong khu vực.
Tham gia chiến dịch, về phía quân VNCH có 2 sư đoàn bộ binh (7, 9), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 liên đoàn đặc nhiệm hải quân, 74 khẩu pháo 155ly, 105 ly và hai trung đoàn thiết giáp cùng hệ thống lực lượng kìm kẹp từ tỉnh, quận đến xã ấp gồm 4 tiểu đoàn, 21 liên đội và 65 đại đội bảo an, 3 liên đội và 428 trung đội dân vệ, 4 đại đội và 3.600 cảnh sát cùng hàng ngàn tề điệp, ác ôn với trên 1.000 đồn bốt.
Phía QĐNDVN gồm 2 sư đoàn bộ binh, 4 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh độc lập, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn đặc công và 2 tiểu đoàn công binh, lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương.
Chiến dịch diễn ra ba đợt: đợt 1 (từ ngày 10 đến ngày 29.6.1972), quân chủ lực của QĐNDVN đột phá tuyến phòng thủ biên giới Việt Nam – Campuchia, đồng thời đánh địch ở nam và bắc đường số 4, hỗ trợ nhân dân toàn vùng nổ dậy giành quyền làm chủ ở xã, ấp. Đợt 2 (từ ngày 3 đến ngày 31.7.1972), quân VNCH phản kích nhưng chưa có trận nào thắng lớn, nhân dân trên cả địa bàn chiến dịch vẫn tiếp tục đánh phá bình định, mở mảng, mở vùng. Đợt 3 (từ ngày 6-8 đên ngày 10-9-1972), địch tổ chức phản đột kích lớn. Lực lượng chủ lực và địa phương của QĐNDVN bám trụ kiên cường, kiên trì đánh địch ở mọi hướng làm cho quân VNCH yếu dần, bộ máy kìm kẹp ta rã dần.
Kết thúc chiến dịch, QĐNDVN loại khỏi vòng chiến đấu hơn 34.500 quân lực đối phương, đánh thiệt hại nặng 1 trung đoàn, 1 chiến đoàn, 1 liên đoàn, tiêu diệt 16 tiểu đoàn quân VNCH, phá hủy 126 xe M113, 179 xe quân sự và 37 khẩu pháo, đánh chìm 73 tàu chiến, bắn rơi 60 máy bay, thu trên 3.000 súng, bức hàng, bức rút 356 đồn bốt, 240.000 dân ở 27 xã, 228 ấp đã giành được quyền làm chủ cùng hàng triệu quần chúng được rèn luyện trưởng thành trong đấu tranh.
Chiến dịch đã thể nghiệm thành công phương thức cơ bản để đánh phá bình định, giành dân, giành quyền làm chủ của QĐNDVN trong kháng chiến chống Mỹ.
Tài liệu tham khảo:
tinbaoqdnd.wordpress.com ; https://tinbaoqdnd.wordpress.com/category/ky-s%E1%BB%B1-phong-s%E1%BB%B1/page/25/
vnmilitaryhistory.net ; http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=353.55;wap2
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
đồng bằng sông Cửu Long
- 7 thg 9, 2014
- 129
Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 39.734 km2 chiếm 12,2 % diện tích tự nhiên của cả nước.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống