Sự kiện Binh biến Đô Lương (1941 - 1941)

Năm 1941, Đội Cung cùng với 50 anh em binh lính Đô Lương nổi dậy đánh chiếm các đồn Chợ Rạng, Đô Lương, rồi tiến về Vinh định phối hợp với binh lính ở đây với mục đích chiếm trại Giám binh thành Nghệ An và sau đó phát triển ra các nơi khác. Cuộc binh biến Đô Lương đã nêu cao tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam, đã giáng một đòn phủ đầu vào chính quyền đô hộ Pháp.

Binh biến Đô Lương (1941 - 1941):

Diễn biễn lịch sử:

Năm 1941, Đội Cung cùng với 50 anh em binh lính Đô Lương nổi dậy đánh chiếm các đồn Chợ Rạng, Đô Lương, rồi tiến về Vinh định phối hợp với binh lính ở đây với mục đích chiếm trại Giám binh thành Nghệ An và sau đó phát triển ra các nơi khác. Cuộc binh biến Đô Lương đã nêu cao tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam, đã giáng một đòn phủ đầu vào chính quyền đô hộ Pháp.


Ông Nguyễn Văn Cung quê ở xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc thành phố Thanh Hóa). Khi trưởng thành ông tham gia lực lượng lính Khố xanh tại Nghệ An và thăng dần lên chức Đội (tương đương Trung sĩ).

Từ đầu năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng ngày càng lan rộng và có ảnh hưởng đến các binh lính trong quân đội Pháp. Khi thực dân Pháp có ý định điều một số đội lính Khố xanh ở Nghệ An sang chiến đấu tại Lào, các binh lính ở đây rất hoang mang và bất mãn. Ngày mồng 8 tháng 1 năm 1941, Đội Cung được điều động từ Vinh về đồn Chợ Rạng thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An thay cho viên đồn trưởng người Pháp.

Trong thời gian đóng binh tại đây, ông và một số binh lính được Tổng chỉ huy Đại Đồng (huyện Thanh Chương) liên lạc và cho xem sách báo tuyên truyền của Đảng.

Đêm ngày 13 tháng 1 năm 1941, Đội Cung cùng với 50 anh em binh lính Đô Lương ở Chợ Rạng nổi dậy bạo động cướp đồn. Họ đánh chiếm các đồn Chợ Rạng, Đô Lương, rồi tiến về Vinh định phối hợp với binh lính ở đây với mục đích chiếm trại Giám binh thành Nghệ An và sau đó phát triển ra các nơi khác. Nhưng công việc chưa thành do bị lộ nên cả nghĩa binh đều bị bắt, quân Pháp đã phản công, dồn quân đàn áp, nhanh chóng dập tắt cuộc binh biến. Đội Cung và một số người thoát được, sau một thời gian trốn tránh, Đội Cung và chín đồng chí của ông bị thực dân Pháp đưa về hành hình tại Chợ Rạng vào sáng ngày 25 tháng 4 năm 1941.

10 đồng chí bị đế quốc Pháp két án tử hình là: Đội Cung (Nguyễn Văn Cung), CaiVy (Lê Văn Vi), Lê Văn Chương, Nguyễn Văn Khiết, Nguyễn Bạt, Cao Văn Tuấn, Nguyễn Văn Ba, Võ Viết Thọt, Nguyễn Văn Khôi, Bùi Tinh và Huỳnh Văn Coi (theo sách Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919 - 1945).

Cuộc binh biến Đô Lương không thành nguyên nhân chính là do Đội Cung và 50 anh em binh lính tự động, không có Đảng chỉ huy, do thời cơ của cuộc khởi nghĩa chưa chín muồi quân Pháp còn mạnh, lực lượng khởi nghĩa chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ. Nhưng cuộc binh biến Đô Lương đã nêu cao tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam, đã giáng một đòn phủ đầu vào chính quyền đô hộ Pháp, đây cũng là dấu hiệu bước đầu cho cuộc đấu tranh bằng vũ lực của của nhân dân Đông Dương sau này trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc mình.

Tài liệu tham khảo:

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ; http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-dong-lich-su/2014/01/3A923D12/

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Đội Cung (1903 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 177

Đội Cung hay Nguyễn Văn Cung là một thủ lĩnh của cuộc binh biến của Đô Lương ngày ngày 13 tháng 1 năm 1941 tại Nghệ An, chống lại thực dân Pháp. Ông quê ở xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc thành phố Thanh Hóa). Khi trưởng thành ông tham gia lực lượng lính Khố xanh tại Nghệ An và thăng dần lên chức Đội (tương đương Trung sĩ).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->