Tiểu sử của Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776)

Ông là quan chức, sử gia, nhà thơ thời nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông có công ổn định tình hình Bắc Hà và tham gia chiến dịch đánh chiếm Phú Xuân của Đàng Trong năm 1774-1775. Một trong những người con của ông là đại thi hào Nguyễn Du.

Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Nghiễm:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1708 ... ... Nguyễn Nghiễm được sinh ra
1776 68 tuổi ... Nguyễn Nghiễm mất

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Nghiễm:

Ông là quan chức, sử gia, nhà thơ thời nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông có công ổn định tình hình Bắc Hà và tham gia chiến dịch đánh chiếm Phú Xuân của Đàng Trong năm 1774-1775. Một trong những người con của ông là đại thi hào Nguyễn Du.


Quê tổ ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội). Vào đầu thế kỷ 17, tổ 6 đời của ông là Nguyễn Nhiệm (cháu Nguyễn Thiến nhà Mạc) vào Tiên Điền sinh cơ lập nghiệp.

Năm 1724 đời Lê Dụ Tông, Nguyễn Nghiễm đỗ thi Hương khi mới 17 tuổi. Năm 1731 dươi triều vua Lê Duy Phường, ông đỗ Hoàng giáp (nhị giáp tiến sĩ) lúc 24 tuổi. Ngoài ông, anh em họ Nguyễn Tiên Điền còn có Nguyễn Huệ đỗ tiến sĩ và Nguyễn Trọng cũng đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ như Nguyễn Nghiễm.
Nguyễn Nghiễm được vào triều làm quan, làm đốc suất quân nhung, Hiệp đồng tán nhiệm với các tướng khác trong triều, có công lao.

Chúa Trịnh Giang chơi bời làm hỏng chính sự Bắc Hà. Nguyễn Nghiễm cùng các đại thần bàn nhau phế Trịnh Giang lập Trịnh Doanh làm chúa (1740). Nhờ công sách lập Trịnh Doanh, Nguyễn Nghiễm được thăng làm Tham chính Sơn Nam (1741). Ít lâu sau, ông đổi làm Tế tửu Quốc Tử Giám.

Năm 1743, ông được thăng làm Thừa chỉ Viện hàn lâm, tước Xuân Lĩnh bá. Năm 1746, nhờ có công lao, ông được phong làm Hữu thị lang bộ Công, thăng lên tước hầu và được đặc cách dự chức Bồi tụng trong tướng phủ.

Lúc đó Đàng Ngoài không yên ổn, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Năm 1748, Nguyễn Nghiễm được làm Tuyên phủ sứ tán lý quân vụ, quản cơ Trấn nội, chức Tham lĩnh, tước Lệ quận công, vào Nghệ An đánh dẹp. Thắng trận trở về, ông được thăng làm Thị lang bộ Hình. Ít lâu sau, quân nổi dậy ở vùng núi Thanh Hóa lại ra, ông được sai làm Hiệp đồng đến đánh thành lũy quân địch. Nguyễn Nghiễm đánh đâu thắng đó. Quân nổi dậy bèn đi theo đường tắt đánh vào trị sở Thanh Hoa, quân triều đình thua chạy. Nguyễn Nghiễm mang quân về cứu, chiếm lại được dinh.

Đầu năm 1750, triều đình quy cho ông trách nhiệm để thất thủ Thanh Hoa nên ông bị giáng làm Đại học sĩ đông các. Cuối năm đó, Trịnh Doanh đi đánh quân khởi nghĩa của thủ lĩnh Tương ở Sơn Tây, sai Nguyễn Nghiễm làm Tán lý giữ trách nhiệm hộ giá. Ông cùng tham gia dẹp được quân Tương, nên được thăng làm Thiêm đô ngự sử.

Đầu năm 1752, ông được lệnh ra 4 đạo Sơn Tây, Hưng Hóa đánh hoàng thân Lê Duy Mật. Thắng trận trở về, ông được khôi phục chức cũ. Sang năm 1753 ông lại có công trận, được thăng làm Phó đô ngự sử.

Cuối năm 1753, Nguyễn Nghiễm được Trịnh Doanh giao làm Đốc lĩnh ở Thanh Hoa để dẹp các lực lượng nổi dậy trong vùng núi. Nguyễn Nghiễm tiến quân đến nơi, các lực lượng nổi dậy không chống nổi, bỏ chạy sang Ai Lao. Ông chia quân tiến vào Ai Lao nhưng quân khởi nghĩa đã chạy xa, nên mang quân trở về.

Năm 1755, ông được cử làm Hiệp trấn Nghệ An. Năm 1756, ông được gọi về triều thăng làm Vực quận công đi đánh lực lượng nổi dậy ở Kinh Bắc. Nguyễn Nghiễm thắng trận.

Năm 1774, trấn thủ Nghệ An là Bùi Thế Đạt hay biết tình hình nội biến Đàng Trong có anh em Tây Sơn nổi dậy, bèn viết thư về triều nói rằng Thuận Hóa có thể đánh lấy được. Hoàng Ngũ Phúc và Nguyễn Nghiễm đều tán thành việc này. Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm bèn quyết chí ra quân. Nguyễn Nghiễm được sung chức Tả tướng, theo Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Đạt mang 3 vạn quân đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Quân Trịnh liên tiếp thắng trận. Sang đầu năm 1775, quân Trịnh đánh chiếm được Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc cử Bùi Thế Đạt ở lại trấn thủ Phú Xuân, còn các tướng trong đó có Nguyễn Nghiễm theo Hoàng Ngũ Phúc tiếp tục đuổi theo chúa Nguyễn vào Quảng Nam.

Chúa Nguyễn bỏ chạy vào Gia Định. Quân Trịnh tiếp tục giao tranh với quân Tây Sơn của Nguyễn Nhạc và đánh bại Tây Sơn ở Cẩm Sa khiến Nguyễn Nhạc phải xin hàng.

Tuy nhiên sau trận Cẩm Sa, từ tháng 7 năm 1775, quân Trịnh bị bệnh dịch tràn lan, bản thân ông và Hoàng Ngũ Phúc đều nhiễm bệnh nặng. Quân Trịnh tiếp tục tiến đến đóng ở Chu Ổ thuộc địa đầu Quảng Ngãi thì dừng lại vì bệnh dịch ngày càng nhiều. Nguyễn Nghiễm bệnh nặng quá, viết thư xin Trịnh Sâm được về quê dưỡng bệnh. Trịnh Sâm chuẩn y.

Hoàng Ngũ Phúc chủ trương rút về Thuận Hóa, còn Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Lệnh Tân vẫn đề nghị chia quân đóng giữ Quảng Nam. Cuối cùng Trịnh Sâm nghe lời Hoàng Ngũ Phúc, rút hết quân khỏi Quảng Nam về giữ Thuận Hóa.

Tình cảnh quân Trịnh rất thê thảm: hơn 3000 người nhiễm bệnh, hơn 600 người chết. Đầu tháng 10 năm 1775, Nguyễn Nghiễm cùng Hoàng Ngũ Phúc về tới Phú Xuân. Bùi Thế Đạt ở lại cùng các tướng giữ Thuận Hóa, còn Hoàng Ngũ Phúc và Nguyễn Nghiễm đều trở về bắc dưỡng bệnh, nhưng bệnh cả hai người cùng nhiều đại thần, tướng sĩ ngày càng nặng.

Tháng 11 âm lịch năm 1775, Nguyễn Nghiễm về đến quê nhà ở làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân trong tình trạng rất gầy yếu. Không được bao lâu, tới ngày 17 tháng 11, tính theo dương lịch là ngày 07 tháng 1 năm 1776, ông qua đời, thọ 68 tuổi. Trịnh Sâm ban tên thụy cho ông là Trung Cần và truy phong Thượng đẳng phúc thần.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Nguyễn Nghiễm:

Hoàng Công Chất (1706 - 1769)

  • 2 thg 12, 2
  • 114

Hoàng Công Chất tên là Hoàng Công Thư, xuất thân trong một gia đình nghèo (gốc họ Mạc) người làng Hoàng Xá, huyện Thư trì, trấn Nam sơn hạ, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ thư, tỉnh Thái Bình. Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình Lê Trịnh cứu dân nghèo vì nghĩa lớn “Bảo Quốc an dân” diệt cường hào ác bá, lấy của giàu chia cho dân nghèo, với hoài bão xoá bỏ bất công, lập lại kỷ cương, phục hưng đất nước thống nhất giang sơn, thái bình muôn thuở.

Nguyễn Danh Phương (? - 1751)

  • 2 thg 12, 2
  • 129

Nguyễn Danh Phương hay còn gọi Quận Hẻo, là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Ông tên thật là Nguyễn Danh Ngũ, người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây – nay thuộc Phố Tiên, Phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

Nguyễn Hữu Cầu (? - 1751)

  • 2 thg 12, 2
  • 107

Nguyễn Hữu Cầu là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài vào giữa thế kỷ 18. Ông là người xã Lôi Động, huyện Thanh Hà, Hải Dương, Việt Nam. Nguyễn Hữu Cầu xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, có tài cả văn kiêm võ, lại bơi lội rất giỏi nên được gọi là quận He. He là tên loài cá ở biển Đông, bởi Hữu Cầu bơi khoẻ và hùng dũng nên được gọi như vậy.

Nguyễn Lữ (1754 - 1787)

  • 2 thg 12, 2
  • 128

Nguyễn Lữ hay còn gọi là Nguyễn Văn Lữ là em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn, một trong những triều đại hiển hách nhất về võ công của Việt Nam. Ông quê ở ấp Tây Sơn, sinh ra ở làng Kiên Mĩ, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông là người hiền lành, đô lượng, không cầu danh vọng, địa vị mà chỉ muốn thỏa chí tự do tự tại, ông chính là người khai sáng ra môn võ Hùng kê quyền trong võ thuật Tây Sơn

Nguyễn Huệ (1753 - 1792)

  • 2 thg 12, 2
  • 238

Nguyễn Huệ còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam trong cuộc nội chiến và cả khi chống giặc ngoại xâm . Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Gia Long (1762 - 1820)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Gia Long là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), sinh vào ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con thứ ba của đức Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế Nguyễn Phúc Côn và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Hoàn. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Nguyễn Hữu Chỉnh (1741 - 1788)

  • 2 thg 12, 2
  • 145

Nguyễn Hữu Chỉnh là danh tướng cuối đời Hậu Lê, quê làng Cổ Đan, xã Đông Hải, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Nghệ An), con nhà phú thương Nguyễn Mẫn. Nguyễn Hữu Chỉnh thi đỗ Hương cống lúc mới 16 tuổi, 18 tuổi thi đỗ Tam trường, ông có cơ trí và có tài biện bác, giỏi văn thơ

Lê Chiêu Thống (1765 - 1793)

  • 2 thg 12, 2
  • 126

Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của nhà Hậu Lê. Cháu nội vua Lê Hiển Tông, con của thái tử Duy Vĩ, bị Trịnh Sâm giam cầm hơn 10 năm. Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc lần thứ nhất diệt Trịnh, Lê Hiển Tông mất, Lê Chiêu Thống được đưa lên làm vua. Ông ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng giêng năm 1789. Việc ông sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng bị coi đó là hành vi bán nước.

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803)

  • 2 thg 12, 2
  • 120

Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.

Phan Huy Ích (1751 - 1822)

  • 2 thg 12, 2
  • 110

Phan Huy Ích tự Khiêm Thụ Phủ, Chi Hòa, hiệu là Dụ Am, Đức Hiên, là một viên quan của nhà Hậu Lê và cũng là một công thần của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Phan Công Huệ, sinh ngày 12 tháng Chạp năm Canh Ngọ (tức 9 tháng 1 năm 1751) ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, (nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Do kiêng húy của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, về sau ông đổi tên là Huy Ích.

Võ Huy Tấn (1749 - 1800)

  • 2 thg 12, 2
  • 88

Võ Huy Tấn hay Vũ Huy Tấn, còn có tên là Liễn, hiệu là Nhất Thủy. Ông là nhà thơ, là viên quan trải hai triều đại: nhà Lê trung hưng và nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Vũ Huy Tấn sinh năm Kỷ Tỵ (1749) tại làng Mộ Trạch, huyện Đường An, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Cha ông là Vũ Huy Đình, Tiến sĩ triều Hậu Lê.

Đặng Tiến Đông (1738 - 1787)

  • 2 thg 12, 2
  • 100

Đặng Tiến Đông làm quan thời Lê-Trịnh, sau đầu quân Tây Sơn và trở thành danh tướng của lực lượng này. Thân thế và sự nghiệp của ông hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới sử học Việt Nam. Ông sinh ngày 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ (18 tháng 6 năm 1738), tại xã Thịnh Phúc, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay đã sáp nhập vào Hà Nội). Năm 1749, Đặng Tiến Đông 11 tuổi thì mồ côi cha. Mười năm sau, năm 1759, mẹ ông cũng qua đời.

Lê văn Duyệt (1763 - 1832)

  • 2 thg 12, 2
  • 114

Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, quân sự Việt Nam. Ông được biết đến khi tham gia phò tá chúa Nguyễn Ánh, trong cuộc chiến của Nguyễn Ánh với quân Tây Sơn. Sau khi chiến tranh kết thúc và Nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1763) tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Nguyễn Du (1766 - 1820)

  • 28 thg 9, 2014
  • 112

Đại Thi Hào Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, Thăng Long, xuất thân trong một gia đình đại quý tộc lớn.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)

  • 29 thg 9, 2014
  • 137

Đoàn Thị Điểm hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bà chính họ là Đoàn, nhưng vì bà lấy chồng họ Nguyễn (ông Nguyễn Kiều), nên có sách chép bà là Nguyễn Thị Điểm. Bà là con gái ông hương cống Đoàn Doãn Nghi. Mẹ bà là người họ Vũ và là vợ hai ông Nghi, nhà ở phường Hà Khẩu, Thăng Long (phố Hàng Bạc bây giờ), sinh một trai (1703) là Đoàn Doãn Luân và một gái (1705) là Đoàn Thị Điểm. Từ nhỏ anh em bà đã theo mẹ về ở với ông bà ngoại là quan Thái Lĩnh Bá và được dạy dỗ chu đáo, lầu thông Tứ thư, Ngũ kinh. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Nguyễn Đăng Đạo (1651 - 1719)

  • 29 thg 9, 2014
  • 118

Nguyễn Đăng Đạo là một trong số rất ít trạng nguyên làm quan tới chức tể tướng thời Lê trung hưng. Ông còn có tên là Trạng Bịu. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, hoạt bát.

Lê Quang Định (1760 - 1813)

  • 1 thg 10, 2014
  • 142

Lê Quang Định tự là Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai, là người làng Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế). Hiện còn nhà thờ họ Lê Quang tại quê nhà Tiên Nộn. Ông thông minh, ham học, là học trò của Võ Trường Toản.

Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

  • 2 thg 10, 2014
  • 462

Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825)

  • 2 thg 10, 2014
  • 226

Trịnh Hoài Đức sinh năm Ất Dậu (1765), tại thôn Bình Trước, dinh Trấn Biên (nay là thành phố Biên Hòa- Đồng Nai) tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, là một nhà thơ, nhà văn và là một sử gia nổi tiếng của Việt Nam sống ở thế kỷ 18.

Lê Ngọc Hân (1770 - 1779)

  • 3 thg 10, 2014
  • 138

Lê Ngọc Hân (1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu là công chúa thứ 21 của vua Lê Hiển Tông, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ).

Nguyễn Cư Trinh (1691 - 1725)

  • 1 thg 11, 2014
  • 96

Nguyễn Cư Trinh quê ở xã An Hòa, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên – Huế), sanh năm Bính Thìn 1716, tên chữ là Nghi, hiệu Đạm Am, con út của danh sĩ Nguyễn Đăng Đệ - Ký lục tỉnh Quảng Nam dưới triều Chúa Nguyễn Phước Chu (1691-1725), nổi tiếng học giỏi từ nhỏ và thanh liêm, công bằng chính trực lúc làm quan.

Phạm Đình Hổ (1768 - 1839)

  • 8 thg 11, 2014
  • 109

Phạm Đình Hổ, mồ côi cha sớm lúc 10 tuổi, ông ở quê nhà với mẹ. Năm Giáp Thìn (1784-1785) 16 tuổi ông mới ra du học tại Thăng Long, ông theo học một vị thầy có lẽ là cụ Hồ Phi Diễn,(1703-1786) thân phụ Hồ Xuân Hương, và tham dự các buổi bình văn hằng tháng tại nhà Quốc Tử Giám, ông chưa kịp đi thi thì nhà Lê mất (1786). Thời loạn lạc ông về quê nhà hay đi học các nơi.

Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798)

  • 8 thg 11, 2014
  • 85

Nguyễn Gia Thiều sinh năm Tân Dậu (1741) ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình quý tộc.

Trịnh Cương (1686 - 1729)

  • 8 thg 11, 2014
  • 87

An Đô Vương Trịnh Cương là vị chúa Trịnh thứ 6 thời Lê Trung Hưng, cầm quyền từ tháng 5 năm 1709 đến tháng 10 năm 1729. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Ông là chúa Trịnh duy nhất có cuộc đời và sự nghiệp trong thời thái bình thịnh trị không hề có nạn binh đao.

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822)

  • 28 thg 3, 2015
  • 52

Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Võ Trường Toản (1709 - 1792)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông hiệu Sùng Đức do chúa Nguyễn Phước Ánh (còn gọi là Nguyễn Ánh, sau thống nhất đất nước trở thành hoàng đế Nguyễn Thế Tổ) phong tặng; là một nhà giáo Việt Nam nổi tiếng "học rộng, có tài thao lược và đức hạnh hơn người" ở Gia Định vào thế kỷ XVIII.

Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇, 2 tháng 8 năm 1726 – 11 tháng 6 năm 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường (桂堂), là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ và được mệnh danh là "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".

Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Ông là quan chức, sử gia, nhà thơ thời nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông có công ổn định tình hình Bắc Hà và tham gia chiến dịch đánh chiếm Phú Xuân của Đàng Trong năm 1774-1775. Một trong những người con của ông là đại thi hào Nguyễn Du.

Ninh Tốn (1744 - 1795)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Cha Ninh Tốn là Ninh Ngạn (hiệu Dã Hiên, Hy Tăng)[3][4], một ẩn sĩ, là tác giả của hai tập sách: Vũ Vu thiển thuyết (Lời bàn nông cạn về thú ở ẩn) và Phong vinh tập (Tập thơ văn Vịnh gió). Bác của Ninh Tốn là Ninh Địch, đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Tuất (1718) đời Lê Dụ Tông. Từ nhỏ, Ninh Tốn đã nổi tiếng là thông minh, được cha cho trọ học ở kinh đô Thăng Long. Năm 1762, ông đỗ Hương cống (tức cử nhân) lúc 19 tuổi. Sau đó, ông tiếp tục theo học với Tiến sĩ Vũ Huy Đỉnh. Ở đây ông kết thân với hai bạn học là Phạm Nguyễn Du và Vũ Huy Tấn.

Nguyễn Qúy Đức (1648 - 1720)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Nguyễn Quý Đức sinh tại làng Thiên Mỗ, thuộc Thăng Long (tức làng Đại Mỗ, nay thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, cha ông đỗ sinh đồ, khi ông đỗ Thám hoa cha được ấm phong Đô đài Ngự sử Nguyễn Quý Cường. Năm lên 8 tuổi, Nguyễn Quý Đức theo học với chú họ (tự là Đạo Thông, nguyên là Tri huyện), và nổi tiếng là "kỳ đồng" ngay từ thuở nhỏ. Năm 15 tuổi (1663), ông đỗ Hương cống (cử nhân), được thụ chức Hàn lâm viện Hiệu thảo. Sau đó, ông theo học với Tiến sĩ họ Lê (người làng Tam Lộng, huyện Lôi Dương, Thanh Hóa).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->