Tiểu sử của Yết Kiêu

Người Hải Dương, con ông Phạm Hữu Hiệu và bà Vũ Thị Duyên, quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Yết Kiêu cùng với Dã Tượng đã lập nhiều chiến công hiển hách. Cả hai cùng từng xông pha trận mạc, và xả thân cứu chủ tướng là Hưng Đạo Vương thoát khỏi trùng vây của giặc Nguyên Mông. Với chiến công, vua Trần đã phong tướng và tước Hầu cho Yết Kiêu: “Triều Trần Hữu Tướng Đệ Nhất Bộ Đô Soái Thủy Quân, tước Hầu”.

Yết Kiêu:

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Yết Kiêu:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Yết Kiêu được sinh ra
... ... ... Yết Kiêu mất

Thân thế và sự nghiệp của Yết Kiêu:

Người Hải Dương, con ông Phạm Hữu Hiệu và bà Vũ Thị Duyên, quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Yết Kiêu cùng với Dã Tượng đã lập nhiều chiến công hiển hách. Cả hai cùng từng xông pha trận mạc, và xả thân cứu chủ tướng là Hưng Đạo Vương thoát khỏi trùng vây của giặc Nguyên Mông. Với chiến công, vua Trần đã phong tướng và tước Hầu cho Yết Kiêu: “Triều Trần Hữu Tướng Đệ Nhất Bộ Đô Soái Thủy Quân, tước Hầu”.


Thuở nhỏ nhà nghèo, cha mất sớm, nhưng có tài lội lặn rất giỏi, được Hưng Đạo Vương thu nhận làm gia tướng. Vì có tài bơi lặn nên đặt tên là Yết Kiêu.

Điều kỳ lạ đầu tiên xảy ra khi Yết Kiêu 16 tuổi. Tương truyền vào đêm thanh vắng, khi Yết Kiêu ra bến sông gánh nước, vừa đến bến, ông thấy đôi trâu trắng đang húc nhau chí tử. Thấy thế, ông liền cầm đòn gánh xông liền vào giãn hai con trâu ra (Nếu ông không can ngăn, chắc chắn sẽ có con chết, con bị thương...). Ông vừa can ngăn xong, hai con trâu liền chạy xuống sông và biến mất. Nhìn quanh không thấy, ông tiếp tục quẩy gánh xuống sông lấy nước. Để lấy được nước trong, ông dùng đòn gánh khua khua mặt nước như mọi lần. Lạ thay, khi chiếc đòn gánh vừa chạm xuống mặt nước, nước sông liền giãn ra hai bên. Thấy lạ, ông cầm chiếc đòn gánh lên xem thì thấy hai chiếc lông dính ở đầu đang tỏa ánh hào quang. Nghĩ đây là điềm lành nên ông nuốt hai chiếc lông trắng ấy vào bụng. Sau khi nuốt xong, ông đi xuống nước như đi ở trên cạn.

Năm 1258, nước Đại Việt bị giặc Mông Cổ phía Bắc lăm le xâm lược, nghe tiếng loa truyền tìm người ra giúp nước, Phạm Hữu Thế quyết định lên đường tòng quân. Ông được tuyển vào thủy quân của nhà Trần. Cũng trong năm ấy, triều đình mở nhiều hội thi để chọn người tài, trong đó đấu vật được xem là cuộc thi quan trọng nhất để chọn người tài theo cạnh Trần Hưng Đạo.

Tương truyền trong cuộc thi đấu vật, những ai tham gia đấu vật với Đô Châu, gia nhân đấu vật giỏi của Trần Ích Tắc đều mất mạng. Thấy thế, Yết Kiêu liền xông vào ứng đấu. Thay vì quật ngã Đô Trâu, ông nhấc bổng hắn lên, sau đó làm cho hắn ngã ngửa bụng lên trời. Sau khi thắng, Yết Kiêu tha chết cho Đô Châu. Cảm phục tấm lòng của Yết Kiêu, Đô Châu quỳ lạy người trẻ tài cao. Thế nên, trong đền Quát hiện nay có linh vật ông Phỗng Đá đang quỳ lạy. Sau cuộc vật, Yết Kiêu được Trần Hưng Đạo mời làm gia nô và dần trở thành danh tướng thủy quân tài giỏi.

Năm 1258, nước Đại Việt bị giặc Mông Cổ phía Bắc lăm le xâm lược, nghe tiếng loa truyền tìm người ra giúp nước, Phạm Hữu Thế quyết định lên đường tòng quân. Ông được tuyển vào thủy quân của nhà Trần. Cũng trong năm ấy, triều đình mở nhiều hội thi để chọn người tài, trong đó đấu vật được xem là cuộc thi quan trọng nhất để chọn người tài theo cạnh Trần Hưng Đạo.

Tương truyền trong cuộc thi đấu vật, những ai tham gia đấu vật với Đô Châu, gia nhân đấu vật giỏi của Trần Ích Tắc đều mất mạng. Thấy thế, Yết Kiêu liền xông vào ứng đấu. Thay vì quật ngã Đô Trâu, ông nhấc bổng hắn lên, sau đó làm cho hắn ngã ngửa bụng lên trời. Sau khi thắng, Yết Kiêu tha chết cho Đô Châu. Cảm phục tấm lòng của Yết Kiêu, Đô Châu quỳ lạy người trẻ tài cao. Thế nên, trong đền Quát hiện nay có linh vật ông Phỗng Đá đang quỳ lạy. Sau cuộc vật, Yết Kiêu được Trần Hưng Đạo mời làm gia nô và dần trở thành danh tướng thủy quân tài giỏi.

Năm 1285, giặc Mông Cổ chính thức đổ bộ sang xâm lược nước ta. Nhà Trần dùng kế sách sơ tán bỏ nhà không để đánh lừa giặc. Trong kế hoạch đó, Yết Kiêu được Trần Hưng Đạo cử đi bảo vệ hai vua Trần cùng đoàn thuyền rồng hoàng tộc, sơ tán về Nam Định bằng đường sông. Trên đường đi gặp gió to, sóng lớn nước sông chảy xiết làm đoàn thuyền rồng bị chao đảo như muốn chìm xuống lòng sông. Để tìm hiểu nguyên nhân, Yết Kiêu liền lặn xuống đáy sông. Sau khi biết do con Giảo Long quậy phá, ông liền tâu vua xin được giết Giảo Long trừ hại cho dân. Giết xong Giảo Long, ông xách đầu nó lên tâu vua, từ đó ông giữ làm trọng thần trong triều.

Đến tháng 12/1285, quân Nguyên lại tiến đánh Đại Việt lần thứ 2. Yết Kiêu được giao nhiệm vụ cản thuyền giặc để bảo toàn cho vua rút quân. Trong lúc nguy khốn quân giặc đông gấp bội, tự nhiên có một con cá rất lớn lao tới. Yết Kiêu đã nhảy lên lưng cá và biến mất vào lòng sông sâu. Một lần khác, để cản đường giặc giúp Trần Hưng Đạo chạy đi, một mình ông ở lại ngăn cản. Trong lần này, ông bị giặc bắt, trói trên thuyền. Bắt được ông, tướng giặc tra hỏi: "Nước Nam có bao nhiêu người tài như ngươi". Ông liền trả lời là rất nhiều, ông chỉ là người kém nhất nên mới sa vào tay chúng. Tiếp đó, chúng hỏi ông làm cách gì để mời họ đến, vừa hay ông thấy trên trời có đàn hạc đang bay lượn liền nói: "Các anh ta không thấy ta về nên đến tìm kìa". Nghĩ có thể bắt được nhiều người nữa, tướng giặc liền cởi trói cho Yết Kiêu để ông mời họ xuống. Vừa cởi được trói, ông liền ôm tướng giặc nhảy xuống sông. Nhờ biệt tài đi dưới nước như đi trên cạn, Yết Kiêu được triều đình nhà Trần trọng dụng.

Hiện nay tại huyện Gia Lộc, Hải Dương có đền thờ Yết Kiêu tên Đền Quát và hằng năm cúng tế rất trọng thể vào những ngày 18 – 20 tháng 8 Âm lịch. Ngoài ra còn có những đền thờ Yết Kiêu ở nơi khác. Như đền Nam Hải, huyện Chí Linh, Hải Dương, tại đây còn lưu truyền được một bảo vật vô giá, đó là chiếc mũ chiến cổ bằng đồng rất nặng của chính Yết Kiêu đội khi đi đánh trận.

Một số video về Yết Kiêu

Tài liệu tham khảo:

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 609.

vi.wikipedia.org

www.haiduongdost.gov.vn

sangtao.org

maxreading.com

kienthuc.net.vn

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->