Tiểu sử của Âu Dương Lân (? - 1875)

Theo quyển Định Tường xưa, Âu Dương Lân sinh trưởng ở vùng Phú Kiết - Tịnh Hà, tỉnh Định Tường (nay là xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).

Âu Dương Lân (? - 1875):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Âu Dương Lân:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Âu Dương Lân được sinh ra
1875 ... ... Âu Dương Lân mất

Thân thế và sự nghiệp của Âu Dương Lân:

Theo quyển Định Tường xưa, Âu Dương Lân sinh trưởng ở vùng Phú Kiết - Tịnh Hà, tỉnh Định Tường (nay là xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).


Cha ông là Âu Dương Xuân, đỗ cử nhân thứ 9 khoa Nhâm Dần (1842). Theo truyền thống gia đình, Âu Dương Lân cố gắng học tập. Khoa thi Hương năm Mậu Ngọ (1858), ông đỗ cử nhân hạng 5, được cử ra làm quan dần trải đến chức tri huyện ở tỉnh nhà.

Năm 1859, thực dân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, với tinh thần yêu nước của kẻ sĩ, với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông đã sớm đứng trong hàng ngũ của những người kháng chiến. Ông tham gia phong trào kháng chiến do Võ Duy Dương và Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo. Sau khi Nguyễn Hữu Huân bị bắt (năm 1864), Võ Duy Dương hy sinh (năm 1866), Âu Dương Lân về quê nhà nuôi chí quật khởi, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa.

Năm 1872, Nguyễn Hữu Huân thoát khỏi nơi giam giữ về Mỹ Tho chiêu mộ nghĩa quân. Âu Dương Lân liền liên lạc với Nguyễn Hữu Huân, cùng xây dựng vững mạnh phong trào khởi nghĩa và tiếp tục kháng chiến tại vùng Định Tường suốt từ năm 1872 đến năm 1874. Ông được giao giữ chức Phó tướng cuộc khởi nghĩa.

Đến giữa năm 1874, do thiếu thốn vũ khí, lương thực, nên lực lượng suy yếu dần. Cũng trong năm 1874, ông cùng nghĩa quân tiến công thành Mỹ Tho và đã thất bại. Rất nhiều người hy sinh và bị bắt, trong nhóm bị bắt có Nguyễn Hữu Huân. Bọn chúng đưa Nguyễn Hữu Huân lên Sài Gòn, rồi sau lại giải về Mỹ Tho giam giữ.

Sau khi giở trò mua chuộc bị thất bại, thực dân Pháp xử tử Nguyễn Hữu Huân ngày 19-5-1875 (15-4 Ất Hợi) tại quê nhà. Mấy tháng sau, Âu Dương Lân cũng bị thực dân Pháp bắt được và đem xử chém bên bờ sông Mỹ Tho, nay thuộc công viên Thủ Khoa Huân, TP. Mỹ Tho.

Ngày 27-5-2010, cùng với lễ kỷ niệm 135 ngày mất của Nguyễn Hữu Huân là lễ khánh thành mộ Âu Dương Lân tại ấp Phú Khương A (Phú Kiết, Chợ Gạo, Tiền Giang) vừa được trùng tu.

Tên tuổi người anh hùng dân tộc Âu Dương Lân và cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân sẽ luôn được ghi danh trong trang sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 275.

vi.wikipedia.org

vannghetiengiang.vn

www.nhomytho.vn

Nhân vật cùng thời kỳ với Âu Dương Lân:

Đặng Tử Kính (1875 - 1928)

  • 2 thg 12, 2
  • 82

Đặng Tử Kính là một chí sĩ yêu nước của Việt Nam thời cận đại. Ông cùng với Phan Bội Châu, Nguyễn Thành, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Thái Thân...đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của Duy Tân hội. Ông quê quán huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là bạn đồng chí với Phan Bội Châu đồng thời là chú ruột liệt sĩ Đặng Thái Thân

Phan Kế Bính (1875 - 1921)

  • 24 thg 9, 2014
  • 103

Phan Kế Bính quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Năm Bính Ngọ (1906), Phan Kế Bính dự thi Nho học và đỗ Cử nhân, nhưng không ra làm quan, mà ở nhà dạy học. Trong thời gian này, ông công khai hưởng ứng phong trào Duy Tân, nhưng không trực tiếp chỉ đạo. Từ 1907, ông bắt đầu viết báo cho nhiều tờ báo trong nước, trong vai trò là một trợ bút, chủ yếu là dịch thuật, biên khảo sách chữ Hán.

Nguyễn Hữu Huân (1813 - 1875)

  • 8 thg 10, 2014
  • 171

Nguyễn Hữu Huân là người làng Mỹ Tịnh An, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường; nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->