Địa điểm Trung Quốc
Với diện tích 9.596.961 km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ 4 trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 hoặc thứ 4 tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan đa dạng thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là các sông dài thứ 3 và thứ 6 trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông - nơi có dân cư tập trung đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc trải dọc theo Thái Bình Dương và dài 14.500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ lưu vực ở 2 con sông: Hoàng Hà (bình nguyên Hoa Bắc) và Trường Giang (đồng bằng Trường Giang). Trải qua hơn 5.000 năm, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn mạnh, đặc trưng bởi hệ thống tư tưởng, triết học như Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành - có sức ảnh hưởng to lớn, sâu rộng đối với các quốc gia láng giềng, các thành tựu khoa học kỹ thuật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn,...), hoạt động giao thương xuyên châu Á (Con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc hàng đầu thế giới vào thời trung cổ. Với hơn 5.000 năm lịch sử, Trung Quốc là một trong 4 nền văn minh cổ đại lớn của thế giới (cùng với Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ) và là nền văn minh duy nhất trong số đó vẫn còn tồn tại nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.
Trung Quốc:
Diễn biễn lịch sử:
Với diện tích 9.596.961 km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ 4 trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 hoặc thứ 4 tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan đa dạng thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là các sông dài thứ 3 và thứ 6 trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông - nơi có dân cư tập trung đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc trải dọc theo Thái Bình Dương và dài 14.500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ lưu vực ở 2 con sông: Hoàng Hà (bình nguyên Hoa Bắc) và Trường Giang (đồng bằng Trường Giang). Trải qua hơn 5.000 năm, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn mạnh, đặc trưng bởi hệ thống tư tưởng, triết học như Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành - có sức ảnh hưởng to lớn, sâu rộng đối với các quốc gia láng giềng, các thành tựu khoa học kỹ thuật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn,...), hoạt động giao thương xuyên châu Á (Con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc hàng đầu thế giới vào thời trung cổ. Với hơn 5.000 năm lịch sử, Trung Quốc là một trong 4 nền văn minh cổ đại lớn của thế giới (cùng với Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ) và là nền văn minh duy nhất trong số đó vẫn còn tồn tại nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.
Trung Quốc là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực với số lượng lớn nhất thế giới cùng ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì (năm 2020). Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1971 sau khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Trung Quốc cũng là thành viên của các tổ chức quốc tế đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó nổi bật như: WTO, APEC, BRICS, SCO và G-20,... Trung Quốc là một Đại cường quốc và một số học giả nhận định đây là một trong những siêu cường tiềm năng trên thế giới. Trung Quốc đang có mục tiêu trở thành một siêu cường có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa; thậm chí đặt tham vọng sẽ thay thế Hoa Kỳ để trở thành siêu cường số 1 thế giới trong tương lai.
Bên cạnh những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật, Trung Quốc hiện nay cũng đang phải đối mặt với các vấn đề từ cả từ trong lẫn ngoài nước như: tình trạng ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn, chênh lệch giới tính do hậu quả của 'chính sách một con' cùng bất bình đẳng xã hội, thất nghiệp - đặc biệt là trong tầng lớp những người trẻ tuổi, nhiều người trẻ tự sát[54], tham nhũng, những tranh cãi liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cùng hồ sơ nhân quyền, phong trào phản kháng cùng tư tưởng ly khai ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và Hồng Kông cùng các lệnh trừng phạt, cấm vận thương mại, ngoại giao và công nghệ đến từ phía Hoa Kỳ.
Tài liệu tham khảo:
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống