Địa điểm Thừa Thiên-Huế

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía đông giáp biển Đông, phía đông nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.

Thừa Thiên-Huế:

Diễn biễn lịch sử:

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía đông giáp biển Đông, phía đông nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.


Vùng đất Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc 2 Châu Ô, Lý mà vua Chămpa (Chế Mân) cắt dâng cho Đại Việt vào năm 1307 để cưới công chúa Huyền Trân. Cũng chính thời nhà Trần, Nhà nước đã chia các đơn vị hành chính dưới trung ương thành 9 Lộ, 4 Phủ, 7 Trấn, Thừa Thiên Huế thuộc Trấn Thuận Hóa. Thời Minh thuộc, Thừa Thiên Huế thuộc phủ Thuận Hoá; thời Lê Lợi đổi thành lộ Thuận Hoá.
Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Các đơn vị hành chính trực thuộc dưới cấp trung ương là thừa tuyên được đổi thành xứ. Thừa Thiên Huế thuộc xứ Thuận Hóa (bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn với tên gọi là Phú Xuân.
Thời nhà Nguyễn, sau khi lên ngôi, Vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức; địa danh hành Quảng Đức tồn tại trong vòng 20 năm (1802-1822). Đến năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên. Từ năm 1831-1832, Vua Minh Mạng lần đầu tiên chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 30 tỉnh và 01 phủ, Thừa Thiên Huế ngày nay là phủ Thừa Thiên.

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp chia cả nước thành 3 kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ), cơ bản giữ nguyên các tỉnh như trước và có thành lập thêm một số tỉnh ở cả 3 kỳ, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc Trung Kỳ

Giai đoạn từ 1945-1954, cả nước chi thành 3 bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ gồm có 65 tỉnh (Bắc Bộ có 27 tỉnh, Trung Bộ có 18 tỉnh, Nam Bộ có 20 tỉnh), Thừa Thiên Huế thuộc Trung Bộ và địa giới cơ bản như hiện nay)

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968 - 1968)

  • 7 thg 5, 2015
  • 55

Tháng 12.1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp, ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Nghị quyết của Bộ Chính trị sau đó được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 1.1968 thông qua và trở thành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968) nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ.

Nhân vật liên quan đến địa điểm này

Lê Quang Định (1760 - 1813)

  • 1 thg 10, 2014
  • 142

Lê Quang Định tự là Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai, là người làng Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế). Hiện còn nhà thờ họ Lê Quang tại quê nhà Tiên Nộn. Ông thông minh, ham học, là học trò của Võ Trường Toản.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->