Địa điểm Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc cao nguyên Trung Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia) với đường biên giới chạy dài khoảng 90 km.

Gia Lai:

Diễn biễn lịch sử:

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc cao nguyên Trung Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia) với đường biên giới chạy dài khoảng 90 km.


Gia Lai có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Sân bay Pleiku cùng Quốc lộ 14, 25, 19 và đường Hồ Chí Minh nối kết Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trong cả nước. Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên là 15.485 km2, độ cao trung bình so với mặt biển từ 800 – 900 m. Đỉnh núi cao nhất là núi Konkơkinh (1.748 m). Gia Lai có 15 đơn vị hành chính: thành phố Pleiku; thị xã An Khê và các huyện: Đăk Pơ, Đăk Đoa, A Yun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Đức Cơ, La Grai, Kbang, Krông Pa, Kong Chro, Mang Yang, Ia Pa.

Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây, chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt là dãy núi Mang Yang kéo dài từ đỉnh KonKơkinh đến huyện Kông Pa, chia thành 2 vùng khí hậu rõ rệt là Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn; địa hình cao nguyên; là cao nguyên đất đỏ bazan – Plâycu và cao nguyên Kon Hà Nùng, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên; địa hình thung lũng, được phân bố dọc theo các sông, suối, khá bằng phẳng, ít bị chia cắt.

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối.

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú với rừng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Nhiều núi đồi như cổng trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp với tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng,v.v…
Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, Gia Lai còn có nền văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Giarai và Bana thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ..

Một số video về Gia Lai

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Chiến dịch Bắc Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ (1972 - 1972)

  • 7 thg 5, 2015
  • 29

Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 là một chiến dịch tiến công của các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam /Quân giải phóng miền Nam vào Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra tại Bắc Tây Nguyên trong Chiến dịch Xuân Hè 1972. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 diễn ra từ 24.4 đến 6.6.1972 tại địa bàn hai tỉnh bao gồm Kon Tum, Gia Lai.

Nhân vật liên quan đến địa điểm này

Ksor Ní (1924 - 2019)

  • 3 thg 12, 2022
  • 0

Ông là nhà cách mạng Việt Nam, từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->