Địa điểm Bán đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà nằm trong địa bàn phường Thọ Quang - Quận Sơn Trà - Đà Nẵng, có diện tích 4.439ha đất liền và biển, cách trung tâm thành phố 8km về phía Đông Bắc. Có đỉnh cao nhất là 696m so với mực nước biển và nhiều đỉnh cao trên 500m. Với chiều dài từ đông sang tây là 15km và chỗ rộng nhất là 6km, chỗ hẹp nhất là 2km. Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía Đông Nam trông như hình con Nghê chồm ra biển nên gọi là ngọn Nghê, ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu nên gọi là ngọn Mỏ Diều và ngọn phía bắc vươn về phía của biển dài như cổ ngựa nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần hình thành dãy đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó.

Bán đảo Sơn Trà:

Diễn biễn lịch sử:

Bán đảo Sơn Trà nằm trong địa bàn phường Thọ Quang - Quận Sơn Trà - Đà Nẵng, có diện tích 4.439ha đất liền và biển, cách trung tâm thành phố 8km về phía Đông Bắc. Có đỉnh cao nhất là 696m so với mực nước biển và nhiều đỉnh cao trên 500m. Với chiều dài từ đông sang tây là 15km và chỗ rộng nhất là 6km, chỗ hẹp nhất là 2km. Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía Đông Nam trông như hình con Nghê chồm ra biển nên gọi là ngọn Nghê, ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu nên gọi là ngọn Mỏ Diều và ngọn phía bắc vươn về phía của biển dài như cổ ngựa nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần hình thành dãy đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó.


Bán đảo Sơn Trà còn có tên là núi Tiên Sa, gắn liền với truyền thuyết cảnh đẹp nơi đây đã quyến rũ các nàng tiên trên trời giáng trần xuống đây để vui chơi và thưởng ngoạn. Năm 1965, khi đặt trạm thông tin và ra đa trên núi Sơn Trà, quân Mỹ gặp rất nhiều loài khỉ sống thành từng bầy nên đặt tên núi là núi Khỉ (Monkey Mountain). Sơn Trà không chỉ giúp Đà Nẵng trở thành một khu an toàn về hàng hải mà còn là đài khí tượng thuỷ văn cho cư dân trong vùng qua các câu ca dao

“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”
Hay “Đời ông cho chí đời cha, mây phủ Sơn Trà không gió thì mưa”

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam (1858 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 508

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương đông. Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.

Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Gia Định (1859 - 1859)

  • 2 thg 12, 2
  • 709

Quân Pháp với mong muốn đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi sẽ "giáng cho Huế một đòn quyết định", để có thể làm chủ nước Đại Nam nhưng vì vấp phải sự kháng cự của nhân dân nên chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Bị cầm chân ở Đà Nẵng, tướng Charles Rigault de Genouilly buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người) và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm Gia Định. Tháng 2 năm 1859, liên minh Pháp và Tây Ban Nha đã đưa quân vào để đánh chiếm và phá hủy nhiều công trình quân sự của Vương triều nhà Nguyễn, trong đó có thành Gia Định. Trận đánh thành Gia Định bắt đầu vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1859 và kết thúc khoảng 10 giờ trưa cùng ngày.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->