Vũ Lăng mất năm bao nhiêu?
Thông tin về năm mất và cuộc đời của Vũ Lăng
Trả lời:
Vũ Lăng mất năm 1988.
Thân thế và sự nghiệp của Vũ Lăng:
Thượng tướng Vũ Lăng tên thật là Đỗ Đức Liêm là một trong những vị tướng lập được nhiều chiến công lớn trong những trận đánh quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người đã có công lao to lớn trong chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên mà trận Buôn Ma Thuột là điển hình. Ông quê quán tại xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội.
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông là một trong những chiến sĩ Nam tiến đầu tiên chiến đấu ở mặt trận Nha Trang-Ninh Hòa. Sau đó ông ra bắc, vào ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Vũ Lăng là quyết tử quân của trung đoàn Thủ Đô, tham gia chiến đấu bảo vệ Bắc bộ phủ.
Ông đã chỉ huy tiểu đoàn 54, trung đoàn Thủ đô (E102), đại đoàn 308 trong trận hạ đồn Đại Bục, mở màn chiến dịch tấn công vào phòng tuyến sông Thao, đúng ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh năm 1949.
Từ năm 1953 ông là trung đoàn trưởng trung đoàn 98, đại đoàn 316. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trung đoàn 98 do Vũ Lăng chỉ huy đã thắng trong trận đánh đồi C1 góp phần quan trọng vào chiến thắng của chiến dịch.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Vũ Lăng đã giữ những chức vụ quan trọng trong quân đội như Tham mưu trưởng Sư đoàn 316 rồi Cục phó cục khoa học Quân sự Bộ tổng Tham mưu, phó Tư lệnh quân khu 4, Cục phó rồi Cục trưởng Cục tác chiến, Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên, Phó Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên rồi tư lệnh quân đoàn 3.
Trên cương vị là Cục trưởng Cục tác chiến bộ tổng tham mưu, rồi là Tư lệnh mặt trận Tây nguyên và Phó Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, Vũ Lăng đã xây dựng phương án tác chiến, tham mưu chỉ huy và đã giành được thắng lợi trong trận Buôn Ma Thuột giải phóng Tây Nguyên, tạo ra bước đột phá quan trọng trong việc thống nhất Việt Nam.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, mùa xuân năm 1975, ông là tư lệnh Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) đảm nhiệm hướng Tây Bắc, là tấn công chủ yếu của chiến dịch, tiêu diệt Sư đoàn 25 của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, sau đó tiếp tục đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu nguỵ. Quân đoàn 3 dưới sự chỉ huy của ông đã nhanh chóng bao vây chia cắt, đập tan mọi sự kháng cự của Sư đoàn 25 quân đội Việt nam Cộng hòa, là quân đoàn đầu tiên đặt chân đến cửa ngõ Sài Gòn và vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã giương cao lá cờ của quân đoàn trên nóc tòa nhà bộ tư lệnh không quân & Bộ Tổng tham mưu của quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Sau ngày Việt Nam thống nhất, ông được giao trọng trách Giám đốc Học viện Lục quân Đà Lạt
Ông mất năm 1988, thọ 67 tuổi
Tài liệu tham khảo:
vi.wikipedia.org
www.anninhthudo.vn
Phim tài liệu Thượng tướng Vũ Lăng, Hãng phim truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
www.youtube.com
www.youtube.com
Xem thêm chi tiết về Vũ Lăng:
Vũ Lăng (1921 - 1988)
- 2 thg 12, 2
- 174
Thượng tướng Vũ Lăng tên thật là Đỗ Đức Liêm là một trong những vị tướng lập được nhiều chiến công lớn trong những trận đánh quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người đã có công lao to lớn trong chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên mà trận Buôn Ma Thuột là điển hình. Ông quê quán tại xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống