Trịnh Tráng mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Trịnh Tráng

Trả lời:

Trịnh Tráng mất năm 1657.

Thân thế và sự nghiệp của Trịnh Tráng:

Trịnh Tráng là chúa Trịnh thứ 3 thời Lê Trung Hưng và là chúa thứ hai chính thức xưng vương khi còn tại vị, nắm thực quyền cai trị miền Bắc nước Đại Việt từ năm 1623 đến 1657. Về chính trị, ông là người củng cố địa vị cai trị của chế độ "vua Lê chúa Trịnh"; về quân sự, thời kỳ ông cầm quyền là bước chuyển căn bản giữa hai cuộc xung đột Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn. Ông là con trưởng của Bình An Vương Trịnh Tùng.


Năm 1623 Trịnh Tùng mất, Trịnh Tráng lên ngôi, tức là Thanh Đô Vương. Dư đảng của họ Mạc do Kính Khoan đang chiếm cứ đất Cao Bằng nghe tin Trịnh Tùng chết, các con đánh nhau giành ngôi chúa, liền từ Cao Bằng kéo xuống Gia Lâm, người theo đông đến hàng vạn. Trịnh Tráng phải rước vua Lê chạy vào Thanh Hóa.

Tháng 8 âm lịch nǎm 1623 Trịnh Tráng đem quân ra phá tan quân của Kính Khoan ở Gia Lâm. Kính Khoan một mình chạy thoát. Kinh thành lại được yên. Tráng lại rước vua Lê trở lại kinh đô. Mùa đông nǎm đó 1623 vua Lê phong Trịnh Tráng làm Nguyên Súy Thống Quốc Chính Thanh Đô Vương.

Trịnh Tráng lên nắm quyền khi 47 tuổi, ông khéo léo và nhiều mưu mẹo hơn các chúa trước. Để thắt chặt thêm quan hệ giữa nhà chúa với vua Lê; Trịnh Tráng đem con gái của mình là Trịnh Thị Ngọc Trúc , gả cho vua Lê, ép vua lập làm hoàng hậu.

Những năm sau, Trịnh Tráng nhiều lần điều quân lên Cao Bằng đánh dẹp họ Mạc nhưng chưa dứt được việc cát cứ này do sự can thiệp của nhà Minh.

Về ngoại giao, do sự vận động của Trịnh Tráng lúc nhà Minh đã suy yếu trước sự xâm lược của Mãn Thanh, vua Minh từ chỗ chỉ phong tước An Nam Đô Thống Sứ cho các vua Lê Trung Hưng, đến đây đã chịu phong cho Lê Thần Tông (đã truyền ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng) làm An Nam Quốc Vương và mùa đông nǎm 1651, lại phong Trịnh Tráng làm Phó Vương.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Trịnh Tráng:

Trịnh Tráng (1577 - 1657)

  • 2 thg 12, 2
  • 86

Trịnh Tráng là chúa Trịnh thứ 3 thời Lê Trung Hưng và là chúa thứ hai chính thức xưng vương khi còn tại vị, nắm thực quyền cai trị miền Bắc nước Đại Việt từ năm 1623 đến 1657. Về chính trị, ông là người củng cố địa vị cai trị của chế độ "vua Lê chúa Trịnh"; về quân sự, thời kỳ ông cầm quyền là bước chuyển căn bản giữa hai cuộc xung đột Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn. Ông là con trưởng của Bình An Vương Trịnh Tùng.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->