Nguyễn Giản Thanh mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Nguyễn Giản Thanh

Trả lời:

Hiện tại không rõ năm mất của Nguyễn Giản Thanh.

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Giản Thanh:

Nguyễn Giản Thanh, thường được gọi là Trạng Me, là trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, người làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông các Đại học sĩ. Sau đó, lại ra làm quan với nhà Mạc và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) để cầu phong cho Mạc Đăng Dung. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Khi mất được tặng tước hầu.


Giản Thanh là con trai của TS Nguyễn Giản Liên, nhưng cha mất sớm. Ngay từ nhỏ, Giản Thanh đã có phong tư tài mạo sáng sủa, thông minh đĩnh ngộ.

Bấy giờ Tiến sĩ Đàm Thận Huy, nổi tiếng hay chữ, là thành viên của Tao đàn Nhị thập bát tú của vua Lê Thánh Tông, nghỉ việc quan mở lớp dạy học trò. Nguyễn Giản Thanh may mắn được nhận vào học.

Một hôm học xong thì trời đổ mưa, học trò không về được. Nhân đấy cụ Nghè ra câu đối thử tài học trò của mình. Vế đối ra là: Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách (Mưa không khóa cửa mà giữ được khách ở lại).

Mấy trò đều đưa câu đối dâng lên thầy, trong đó có câu của Giản Thanh: Sắc bất ba đào dị nịch nhân (Sắc đẹp không phải sóng gió mà làm đắm được người).

Cụ Nghè tỏ ý khen rất tài hoa, đối rất chỉnh, sau này đỗ đạt, nhưng cậu học trò này có tính đa tình, say mê sắc đẹp.

Đến kỳ thi đại khoa năm Mậu Thìn đời vua Lê Uy Mục (1508), các quan giám khảo chấm được hai người xuất sắc nhất là Hứa Tam Tỉnh và Nguyễn Giản Thanh.

Cả hai đều cân sức cân tài, xem ra Nguyễn Giản Thanh văn hay, bay bổng hơn, nhưng Hứa Tam Tỉnh thâm trầm, sâu sắc hơn. Các quan trường có ý chọn Tam Tỉnh đứng đầu, nhưng vẫn còn khâu cuối cùng do nhà vua trực tiếp sát hạch. Vua cho vời 2 vị vào chầu.

Buổi chầu hôm ấy có mặt hoàng thái hậu, mẹ nuôi của vua. Bà thấy Hứa Tam Tỉnh lùn thấp, đen đủi, trong khi Nguyễn Giản Thanh người cao ráo, trắng trẻo thư sinh, bà chỉ ngay mà nói: Ồ, đây hẳn là trạng nguyên tân khoa. Xứng đáng quá đi rồi!

Vua cũng đã xem các văn bài của cả 2 người và thấy bài của Hứa Tam Tỉnh nhỉnh hơn cả, nhưng thái hậu làm cho bị động, đành cho tiến hành thêm một bước thử tài nữa. Nhà vua ban giấy bút và phán bảo cả 2 người làm bài phú "Phụng thành xuân sắc" ngay tại chỗ.

Hứa Tam Tỉnh uyên thâm làm một bài phú bằng Hán văn. Trong khi đó Giản Thanh phóng bút viết bài phú bằng tiếng Nôm, vốn là thế mạnh của mình. Quả nhiên, nghe Tam Tỉnh trầm trầm đọc bài phú, thái hậu không hiểu gì cả.

Đến lượt Giản Thanh cất tiếng đọc sang sảng, tả cảnh phồn hoa của chốn đế đô có những đoạn rất bay bướm, Thái hậu nắc nỏm khen hay. Chiều lòng bà, vua Uy Mục bèn chấm cho chàng họ Nguyễn đỗ trạng.

Biết được chuyện chỉ vì đẹp trai mà Nguyễn Giản Thanh đoạt mất chức trạng nguyên của Hứa Tam Tỉnh, người làng mình xứng đáng hơn, các bậc trí giả làng Vọng Nguyệt (tục gọi là làng Ngọt), huyện Yên Phong, Bắc Ninh, tỏ ra bất bình, bèn đặt tên cho Nguyễn Giản Thanh là "Mạo Trạng nguyên".

Tên gọi này có hai nghĩa, mạo là diện mạo, là vẻ mặt, đồng thời cũng có nghĩa là giả mạo. Còn dân gian thì lưu truyền câu "Trạng Me đè Trạng Ngọt".

Tuy vậy, công bằng mà nói, Nguyễn Giản Thanh là một người tài. Chẳng thế mà ông được tin dùng giao cho chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông các Đại học sĩ thời Lê.

Sau đó, lại ra làm quan với nhà Mạc và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) để cầu phong cho Mạc Đăng Dung. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Khi mất được ban cho tước hầu.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Nguyễn Giản Thanh:

Nguyễn Giản Thanh (1482 - ?)

  • 29 thg 9, 2014
  • 97

Nguyễn Giản Thanh, thường được gọi là Trạng Me, là trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, người làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông các Đại học sĩ. Sau đó, lại ra làm quan với nhà Mạc và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) để cầu phong cho Mạc Đăng Dung. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Khi mất được tặng tước hầu.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->