Lê Nại mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Lê Nại

Trả lời:

Hiện tại không rõ năm mất của Lê Nại.

Thân thế và sự nghiệp của Lê Nại:

Lê Nại là người xã Mộ Trạch, huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) năm 27 tuổi, tại khoa Ất Sửu năm Đoan Khánh thứ 1 (1505) đời Lê Uy Mục, trong tháng 2 âm lịch năm đó cùng bảng nhãn Bùi Doãn Văn, thám hoa Trần Phỉ và 52 người khác đỗ tiến sĩ. Ông là con rể của hoàng giáp Vũ Quỳnh và cháu nội của danh thần Lê Cảnh Tuân đã tuẫn quốc dưới thời Minh thuộc. Ông có tiếng hay chữ, thi hương, thi đình đều đỗ đầu. Làm quan tới chức Hữu thị lang bộ Hộ.


Lê Nại nguyên quán xã Lão Lại, huyện Thuần Hậu (nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Lúc nhỏ Lê Nại rất chăm học, hay chữ, nổi tiếng thần đồng cả vùng Hải Đông, năm 27 tuổi ông đỗ Giải nguyên (Cử nhân), được quan Thượng Võ Quỳnh là người cùng làng gả con gái cho. Khi ở gửi rể ông chỉ thơ thẩn tối ngày không để ý gì đến sách vở.

Cụ Thượng lấy làm lạ hỏi thân phụ ông rằng: Tôi thường nghe nói cậu ấy chăm học, thế mà từ khi sang nhà tôi thì cậu ấy không hề nhìn đến sách vở là cớ làm sao?

Thân phụ ông hỏi lại: Thưa ngài vậy từ khi cháu sang ở bên quý phủ thì sự ẩm thực thể nào?

Cụ Thượng đáp: Theo lối thanh đạm của nhà nho thì mỗi bữa ăn cũng chẳng mấy!

Phụ thân ông đáp: Sức ăn của cháu khác với người thường, thế mà Tướng công cho ăn ít ỏi như vậy hoặc giả cháu không vừa lòng đó chăng?

Cụ Thượng thấy ông thông gia nói vậy bèn bảo người nhà cứ mỗi bữa ăn của cậu tăng gấp đôi, từ đấy cậu cầm sách đọc vài lượt, tăng đến nồi ba thì cậu học đến trống tư! Bấy giờ cụ Thượng mới biết con rể của mình ăn khoẻ quá! Rồi sau mỗi bữa ăn lấy nồi năm làm mực để thử xem sao? Quả nhiên, cậu học suốt đêm không hề nhắm mắt và thường tán tụng mình rằng: Mộ Trạch tiên sinh, ăn khoẻ nổi danh! Mười tám bát cơm. Mười hai bát canh! Khôi nguyên chiếm bảng, trên cả quần anh! Bởi nhiều súc tích, nên phát tung hoành.
Năm 27 tuổi, ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Ất sửu (1505), niên hiệu Đoan Khánh 1, đời Lê Uy Mục. Ông thi năm trường đều đỗ thủ khoa.

Lê Nại nổi tiếng văn chương một thời, đồng thời cũng nổi danh ăn khoẻ, khi đỗ Trạng nguyên, dân gian gọi ông là "Trạng Ăn".

Lê Nại làm quan đến chức Hữu thị lang bộ Hộ. Khi mất ông được truy tặng tước Đạo Trạch bá. Tác phẩm của Lê Nại có Việt sử thông giám.

Con ông là Hoàng giáp Lê Quang Bí có thơ vịnh rằng: "Rộng rãi còn thêm tính nết thuần/Thiên tài muộn phát chắc mười phân/Đã đem danh vọng trùm thiên hạ/Còn lấy thi thư hóa vạn dân/Cây đúc tốt tươi đời hái quả/Bảng vàng nối dõi cửa đầy xuân!/Cho hay phúc trạch bao giờ cạn?/Hán ví Vu Công, Tống Đậu Quân".

Phát huy truyền thống gia đình hiếu học, em trai ông là Lê Tư đỗ Hoàng giáp khoa Tân Mùi (1511), con trai ông là Lê Quang Bí cũng đỗ Hoàng giáp khoa thi Bính Tuất (1526). Gia đình ông đã góp phần đáng kể làm nên truyền thống khoa bảng của làng Mộ Trạch, một làng có 36 người đậu đại khoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, được mệnh danh là "Làng Tiến sĩ" nhất cả nước.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Lê Nại:

Lê Nại (1479 - ?)

  • 29 thg 9, 2014
  • 89

Lê Nại là người xã Mộ Trạch, huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) năm 27 tuổi, tại khoa Ất Sửu năm Đoan Khánh thứ 1 (1505) đời Lê Uy Mục, trong tháng 2 âm lịch năm đó cùng bảng nhãn Bùi Doãn Văn, thám hoa Trần Phỉ và 52 người khác đỗ tiến sĩ. Ông là con rể của hoàng giáp Vũ Quỳnh và cháu nội của danh thần Lê Cảnh Tuân đã tuẫn quốc dưới thời Minh thuộc. Ông có tiếng hay chữ, thi hương, thi đình đều đỗ đầu. Làm quan tới chức Hữu thị lang bộ Hộ.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->