Đào Sư Tích sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Đào Sư Tích

Trả lời:

Đào Sư Tích sinh năm 1348.

Thân thế và sự nghiệp của Đào Sư Tích:

Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân(sau đổi là huyện Nam Trực), phủ Thiên Trường. Nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ông đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm thành hoàng, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm thượng đẳng thần.


Trong cuốn Gia phả Đào Văn xã Song Khê hiện do ông Đào Văn Bội, vị cao niên của dòng họ Đào ở Song Khê bảo quản có ghi như sau: “ngày tốt đầu tháng Giêng năm Ất Dậu niên hiệu Tự Đức, triều vua nhà Nguyễn (1885). Cháu đời thứ 6 là Đào Đức Bình kính cẩn ghi gia phả họ Đào, xã Song Khê, tổng Phúc Tằng, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh”. Và vị tổ được tính từ tiến sỹ Đào Toàn Mân: “Thượng thượng tổ có tên húy là Đào Toàn Mân thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ dưới triều Trần. Làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lễ, Tham tri thẩm hình viện sự. (Cụ) sinh ra Đào Công húy là Sư Tích, thi đỗ Đệ nhất giáp đệ nhất danh tiến sỹ cập đệ khoa thi Giáp Dần niên hiệu Long Khánh triều Trần (1374). Làm quan tới chức Thượng thư Bộ Lễ, Tư đồ đại hành khiển, sau được phong tước Mậu quốc công. Các cụ đều là bậc có sự nghiệp khoa danh từng được ghi trên bảng vàng bia đá để lưu truyền cho thế hệ sau...”.

Trong gia phả cũng ghi chép về mộ phần và ngày kỵ của Đào Toàn Mân và Đào Sư Tích: “Đời thứ 10, Cao cao tổ Đào công, húy tự là Toàn Mân, giỗ vào ngày mồng Mười tháng Mười hàng năm. Nay mộ táng tại xứ Đồng Mối địa phận xã Lịm Xuyên (cùng xã Song Khê ngày nay). Mộ nằm chỗ cao, vuông rộng chừng hơn một sào.

Đời thứ 9, Cao cao tằng tổ Đào công, húy tự là Sư Tích, giỗ ngày mồng Bốn tháng Chín hàng năm. Nay mộ táng tại xã Cổ Lễ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và vẫn còn một tòa văn từ ở đó”

Con cháu họ Đào Song Khê còn được truyền lại nhiều mẩu chuyện về tổ tiên mình. Tư liệu dòng họ ghi lại rằng: cụ Đào Toàn Mân còn có tên là Đào Toàn Phú sinh năm 1380 tại làng Song Khê. Năm Giáp Tý (1324) thi đậu kỳ thi Hương. Khi đã 44 tuổi mới dự kỳ thi Thái học sinh khoa Đại Tỷ năm Nhâm Thìn, niên hiệu Thiệu Phong thứ 12 (1352) và đã đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ. Năm 1384 khi đang làm quan ở phủ Thiên Trường đã qua đời, thọ 76 tuổi.

Cụ Đào Sư Tích sinh năm 1348 tại làng Song Khê, khi cụ Đào Toàn Mân đỗ đạt ra làm quan ở phủ Thiên Trường (1352) một thời gian mới cho cụ Đào Sư Tích theo học. Cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu. Năm 1381 được thăng làm quan chức Nhập nội hành khiển. Năm 1342 Hồ Quý Ly chuyên quyền, ông lại là trụ cột của triều đình lúc bấy giờ mà không phục họ Hồ nên bị giáng xuống làm quan Trung thư thị lang. Cũng năm ấy, triều Trần nắm bắt được âm mưu chuyên quyền của họ Hồ nên đã cử Đào Sư Tích lên vùng sơn địa xây dựng căn cứ để lánh nạn tại núi Tam Đảo (nay thuộc xã Lý Hải, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Năm 1394 ông được cử đi sứ nhà Nguyên. Hai năm sau (1496) ông mất tại đất Nguyên khi đang là sứ thần Đại Việt, thọ 49 tuổi. Sau khi mất nhà Nguyên cùng triều đình đưa thi hài ông về an táng ở xã Cổ Lễ, huyện Nam Ninh, Nam Định.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Đào Sư Tích:

Đào Sư Tích (1348 - 1396)

  • 29 thg 9, 2014
  • 85

Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân(sau đổi là huyện Nam Trực), phủ Thiên Trường. Nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ông đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm thành hoàng, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm thượng đẳng thần.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->