Trần Văn Ơn sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Trần Văn Ơn

Trả lời:

Trần Văn Ơn sinh năm 1931.

Thân thế và sự nghiệp của Trần Văn Ơn:

Trần Văn Ơn là một học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.


Trần Văn Ơn sinh ngày 29/05/1931 trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Giặc tàn phá xóm làng, gia đình anh phải lưu lạc về Sài Gòn sinh sống.

Tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay) của trường vì đã có bằng đệ nhất cấp. Trần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội.

Từ năm 1947, anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành, đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký.

Ngày 9 tháng 1 năm 1950, ở Sài Gòn đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thủ tướng Trần Văn Hữu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt. 13 giờ ngày hôm đó, chính phủ của thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp phong trào biểu tình, đem vòi rồng phun nước và dùng dùi cui đánh đập tàn nhẫn người biểu tình. Cuộc đàn áp này đã dẫn tới việc bắt đi 150 người, đánh đập 30 người trọng thương tại chỗ. Trần Văn Ơn cùng một số bạn bè hiên ngang tiến về phía trước lớn tiếng tố cáo tội ác của chúng, đồng thời che chở cho các em nhỏ ở phía sau, trong lúc khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị cảnh sát đánh ngất, Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn vào bụng. Cùng với các nạn nhân khác, anh được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cứu chữa, tuy nhiên do vết thương quá nặng nên đã qua đời vào 15 giờ 30 phút chiều ngày hôm đó. Khi đó, Trần Văn Ơn mới chưa đầy 19 tuổi.

Cái chết của Trần Văn Ơn đã gây nên một niềm xúc động lớn và một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong học sinh, sinh viên và các tầng lớp đồng bào đô thị.

Ngày 12-1-1950, đám tang Trần Văn Ơn được cử hành trọng thể. Một biển người đông gần nửa triệu đã kết chặt hàng ngũ tiễn đưa người liệt sĩ trẻ tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo báo Thần chung (số ra ngày 14-1-1950) hưởng ứng đám tang Trần Văn Ơn, các hiệu buôn người Việt, người Hoa, người Ấn, các hãng tư khác hôm ấy đều đóng cửa, các loại xe rước người đi đưa đám tang không lấy tiền, hàng mấy trăm phu xích lô tình nguyện chở hơn 300 vòng hoa. Hai đại biểu học sinh ở Trung và Bắc cũng đáp máy bay vào dự tang lễ.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Trần Văn Ơn:

Trần Văn Ơn (1931 - 1950)

  • 2 thg 12, 2
  • 166

Trần Văn Ơn là một học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->