Trần Đăng Ninh mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Trần Đăng Ninh

Trả lời:

Trần Đăng Ninh mất năm 1955.

Thân thế và sự nghiệp của Trần Đăng Ninh:

Trần Đăng Ninh sinh năm 1910, tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, quê tại thôn Quảng nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Ông là nhà hoạt động cách mạng và quân sự, Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam) giai đoạn 1950-1955. Tháng 9/1940, ông lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn và là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng tháng 5/1941.


Tháng 7/1941, ông là Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Ngày 21/11/1941, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở Hỏa Lò, đi đày ở Sơn La, cùng Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiểu. Ông vượt thoát ngục Sơn La vào tháng 3/1943. Nhưng đến tháng 9 năm 1943 thì bị bắt lại và bị giam tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Tháng 3 năm 1945, ông vượt ngục lần hai

Ngày 15/5/1945, tại lễ thành lập Việt Nam Giải phóng quân ở làng Quặng, xã Định Biên, Định Hóa, ông được cử làm chính trị viên, trong khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng. Tháng 8 năm 1945, ông được cử vào Tổng bộ Việt Minh, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc và Đại hội Quốc dân Tân Trào.

Tháng 9/1946, Trần Đăng Ninh được Trung ương giao nhiệm vụ cùng Nguyễn Lương Bằng chuẩn bị căn cứ địa và cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phụ trách “Công tác đội” chuẩn bị An toàn khu.

Năm 1947, ông được cử giữ chức Trưởng ban Kiểm tra Ban chấp hành Trung ương Đảng kiêm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

Đầu năm 1950, ông tham gia chuyến đi bí mật cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao và yêu cầu Trung Quốc chi viện cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Giữa năm 1950, ông được cử làm Đặc phái viên Chính phủ phụ trách sửa chữa cầu đường và huy động nhân lực, vật lực phục vụ kháng chiến.

Năm 1950, ông được điều sang công tác trong quân đội, giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần), Ủy viên Tổng quân ủy (1950-1955), kiêm Trưởng ban Cung cấp chiến dịch Biên giới (1950).

Trong Đại hội Đảng lần thứ II, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Ông cũng chính là người xây dựng hệ thống dân công tiếp tế, một yếu tố dẫn đến thắng lợi cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tuy nhiên, do sức khỏe kém, ông mất sau khi về tiếp quản Hà Nội một thời gian ngắn.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Trần Đăng Ninh:

Trần Đăng Ninh (1910 - 1955)

  • 2 thg 12, 2
  • 112

Trần Đăng Ninh sinh năm 1910, tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, quê tại thôn Quảng nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Ông là nhà hoạt động cách mạng và quân sự, Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam) giai đoạn 1950-1955. Tháng 9/1940, ông lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn và là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng tháng 5/1941.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->