Tôn Thất Thuyết mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Tôn Thất Thuyết

Trả lời:

Tôn Thất Thuyết mất năm 1913.

Thân thế và sự nghiệp của Tôn Thất Thuyết:

Tôn Thất Thuyết là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần vương. Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1839 tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của chúa Hiền vương Nguyễn Phúc Tần.


Năm 30 tuổi, Tôn Thất Thuyết giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Đến tháng 7 năm 1870, được sung làm Biện lý Bộ hộ rồi sau đó chuyển sang chức Tán tương giúp Tổng thống quân vụ đại thần Hoàng Tá Viêm "dẹp loạn" ở các tỉnh phía Bắc. Sau chiến dịch này, Tôn Thất thuyết được phong chức "Quang lộc tự khanh" và làm Tán lý quân thứ Thái Nguyên. Kể từ đây, ông chuyên hoạt động quân sự và nổi tiếng dần qua các cuộc giao tranh với những cánh quân chống lại triều đình Huế.

Năm 1873, cùng quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đánh Pháp ở Ô Cầu Giấy, giết được sĩ quan chỉ huy Pháp Gacniê (F. Garnier). Năm 1875, ông chiến thắng ở Tây Sơn, bắt sống tướng giặc Cờ Vàng là Hoàng Sùng Anh. Ông được phong làm Hữu Tham tri bộ Binh, tước Nam.

Đến năm 1881, ông làm Thượng thư bộ Binh , sau vua Tự Đức mất (1883), ông làm phụ chánh đại thần. Cùng Nguyễn Văn Tường phế vua Dục Đức ( Nguyễn Phúc Ưng Châu) lập vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật), nhưng mới được 4 tháng, ông và Tường lại mưu giết Hiệp Hòa ngày 29-11-1883, đưa vua Phúc Kiến (Nguyễn Phúc Ưng Đăng) lên ngôi. Nhưng chỉ được 8 tháng, Kiến Phúc mất vào ngày 31-7-1884, ông lập em Phúc Kiến là Ưng Lịch lên ngôi tức Hàm Nghi. Từ đây ông ráo riết chuẩn bị chống Pháp, De Courty rất căm ghét muốn hại ông, nhưng không được.

4-7-1885, chủ động tấn công Pháp ở Huế nhưng thất bại. Sau đó, rước vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, rồi Quảng Bình, Hà Tĩnh mở đầu phong trào Cần vương kháng Pháp. Năm 1886, ông để lại hai người con là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đàm phò vua Hàm Nghi, ra Miền Bắc rồi sang Trung Quốc (1887) cầu viện, nhất thời có một số kết quả, nhưng sau đó triều đình nhà Thanh thoả hiệp với Pháp quản thúc ông ở Long Châu rồi Thiều Châu và mất ở đó (1913). Gia đình ông từ cha mẹ, vợ đến các em, các con, kể cả con rể (Nguyễn Thượng Hiền) đều giàu lòng yêu nước, chống Pháp. Hiện còn một số bài thơ chữ Hán, trong đó ông gửi gắm ít nhiều tâm sự như các bài "Họa thơ Nguyễn Quang Bích", "Chim én bay trong mưa", "Thơ gửi Cầm Bá Thước", Các tác phẩm của ông gồm một số thơ, liễn đối…điếu các nhà chí sĩ, yêu nước hi sinh vì đại nghĩa như:

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Tôn Thất Thuyết:

Tôn Thất Thuyết (1839 - 1913)

  • 2 thg 12, 2
  • 136

Tôn Thất Thuyết là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần vương. Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1839 tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của chúa Hiền vương Nguyễn Phúc Tần.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->