Tôn Thất Đàm mất năm bao nhiêu?
Thông tin về năm mất và cuộc đời của Tôn Thất Đàm
Trả lời:
Tôn Thất Đàm mất năm 1888.
Thân thế và sự nghiệp của Tôn Thất Đàm:
Tôn Thất Đàm (1864-1888) quê ở xã Xuân Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là con trai trưởng của của Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và là anh của Tôn Thất Thiệp.
Hai anh em Tôn Thất Đàm theo cha trong suốt thời gian xảy ra vụ thất thủ kinh đô năm 1885 đến khi vua Hàm Nghi bị bắt.
Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị một thuộc hạ là Trương Quang Ngọc làm phản đem quân tới bắt. Trương Quang Ngọc nguyên từng theo hộ giá vua Hàm Nghi ra Tân Sở, lập được một số công trạng; sau bị mua chuộc, cấu kết với suất đội Nguyễn Đình Tình lập mưu phản loạn. Hôm đó, cả hai đem hơn 20 thủ hạ, lên vây làng Tả Bảo (khe Tá Bào) là nơi vua Hàm Nghi đóng. Đến độ nửa đêm, cả nhóm xông vào đâm chết Tôn Thất Thiệp, bắt sống được nhà vua.
Hay tin vua Hàm Nghi bị lọt vào tay quân Pháp, Tôn Thất Đàm viết biểu dâng lên vua Hàm Nghi, nhận tội mình đã phò vua giúp nước không xong, xin lấ y cái chết để tạ tội. Trước khi tuẫn tiết, ông cho mời các quan văn, võ, thuộc hạ đến, rồi tuyên bố ai muốn đầu thú để yên nghiệp làm ăn cũng được, khuyên họ không nên nhận chức tước và thờ nhà vua mới. Sau đó, ông đã uống thuốc độc tự sát vào ngày 15 tháng 11 năm 1888.
Chọn cái chết để tỏ lòng tận trung với vua, với nước khi chỉ mới 22 tuổi, Tôn Thất Đạm đã lưu tiếng thơm trong lịch sử nước nhà. Tên ông được đặt cho một con đường ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.Ở Đà Nẵng, tên ông đã được đặt cho con đường nối thẳng đường Lê Độ từ đường Trần Cao Vân ra đến giáp đường Nguyễn Tất Thành dài 240m, rộng 10,5m theo Nghị quyết số 71/2008/NQ/HĐND của HĐND thành phố Đà Nẵng ngày 2-7-1998 về đặt và đổi tên một số đường của Đà Nẵng.
Tài liệu tham khảo:
Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 119
www.baodanang.vn
vi.wikipedia.org
Xem thêm chi tiết về Tôn Thất Đàm:
Tôn Thất Đàm (1864 - 1888)
- 28 thg 9, 2014
- 124
Tôn Thất Đàm (1864-1888) quê ở xã Xuân Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là con trai trưởng của của Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và là anh của Tôn Thất Thiệp.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống