Đoàn Hữu Trưng mất năm bao nhiêu?

Thông tin về năm mất và cuộc đời của Đoàn Hữu Trưng

Trả lời:

Đoàn Hữu Trưng mất năm 1866.

Thân thế và sự nghiệp của Đoàn Hữu Trưng:

Đoàn Hữu Trưng (1844 - 1866 ) hay Đoàn Trưng, tên trong gia phả là Đoàn Thái, tự Tử Hòa, hiệu Trước Lâm, thủ lĩnh cuộc nổi dậy ngày 16 tháng 9 năm 1866 tại kinh thành Huế, nhằm lật đổ vua Tự Đức. Sự kiện mà sử nhà Nguyễn và người dân quen gọi là Loạn chày vôi hoặc Giặc chày vôi.


Đoàn Hữu Trưng người làng An Truyền (dân gian gọi là làng Chuồn), huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, nay là xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.Theo gia phả họ Đoàn ở làng an Truyền thì tổ tiên của Đoàn Trưng là người Thanh Hóa vào lập nghiệp ở An Truyền từ thời Lê, đến Đoàn Trưng đã được tám đời.


Cha mất sớm, mẹ bị mù, em đông, nên từ thuở nhỏ Đoàn Trưng đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng.


Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh (1820 – 1897) cho vào học trong vương phủ. Từ đó, tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm Giáp Tý (1864), ông được Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quí tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì.


Đoàn Hữu Trưng, con một gia đình thường dân, mới 20 tuổi mà đã nổi tiếng hay chữ khắp vùng, nên dù chưa đỗ đạt gì; Tùng Thiện Vương là chú ruột của Tự Đức và là một ông hoàng hay chữ, vẫn đồng ý gả con gái và cho rể ở trong nhà...Đoàn Hữu Trưng thấy rất rõ con đường làm quan đã mở rộng thênh thang trước mặt mình, nhưng vốn có khí phách anh hùng, giàu lòng trắc ẩn, càng gần Tự Đức, ông càng thấy rõ bản chất của ông vua này...và càng quyết tâm lật đổ.


Người đời sau biết Đoàn Hữu Trưng với nghiệp văn, ông để lại tác phẩm Trung nghĩa
ca, sáng tác trong thời gian bị giam, theo thể lục bát, dài 498 câu, kể lại tường tận cuộc nổi dậy. Tuy còn nhiều hạn chế, bài ca đã phản ảnh sâu sắc cuộc đấu tranh mạnh mẽ của những người lao động đã vùng lên từ cuộc sống cực khổ ở công trường xây dựng Khiêm Lăng. Đồng thời bài ca cũng đã nghiêm khắc lên án triều đình tự Đức về cả hai mặt đối nội và đối ngoại.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Đoàn Hữu Trưng:

Đoàn Hữu Trưng (1844 - 1866)

  • 2 thg 4, 2015
  • 35

Đoàn Hữu Trưng (1844 - 1866 ) hay Đoàn Trưng, tên trong gia phả là Đoàn Thái, tự Tử Hòa, hiệu Trước Lâm, thủ lĩnh cuộc nổi dậy ngày 16 tháng 9 năm 1866 tại kinh thành Huế, nhằm lật đổ vua Tự Đức. Sự kiện mà sử nhà Nguyễn và người dân quen gọi là Loạn chày vôi hoặc Giặc chày vôi.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->