Nguyễn Văn Siêu sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Nguyễn Văn Siêu

Trả lời:

Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1799.

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Văn Siêu:

Cụ Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1799 tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Lúc đầu có tên là Định, tự là Tồn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ. Trên các sáng tác về văn học, Cụ vẫn thường lấy tên là Nguyễn Siêu.


Cụ là trưởng tộc họ Nguyễn, thế hệ thứ 10, bên Đại Tông. Ngay từ hồi nhỏ, Cụ đã theo gia đình rời làng ra ở nội thành Hà Nội, dựng nhà giáp Giang Nguyên, thôn Cổ Lương, phường Dũng Thọ, huyện Thọ Xương. Nhà Cụ ở ngay trên bờ sông Tô Lịch, chỗ đầu nguồn nối với sông Hồng ở phố Chợ Gạo. Sông Tô Lịch lúc đó chảy qua phố Nguyễn Siêu, ra Hàng Đường, sang Hàng Lược, rồi theo dọc phố Phan Đình Phùng bây giờ mà lên Bưởi. Di tích ngôi nhà này bây giờ ở vào khoảng hai nhà số 12-14 phố Nguyễn Siêu.

Năm 20 tuổi, Cụ đến tập văn ở trường Cụ Phạm Quý Thích, cùng học với Ngô Thế Vĩnh (người cùng Cụ Siêu nghiên cứu về Nguyễn Trãi) và Chu Doãn Chí. Năm 26 tuổi, Cụ mới bắt đầu đi thi và đỗ Á Nguyên (Cử nhân thứ hai) ở trường thi Hà Nội. Từ đó cho đến năm 1838, trong vòng 13 năm, Cụ chỉ ở nhà đọc sách và dạy học. Đồng thời, Cụ kết bạn với Cao Bá Quát (bạn vong niên vì Cụ hơn Cao Bá Quát tới 10 tuổi), để rồi cùng nổi tiếng là “Thần Siêu - Thánh Quát” về mặt văn chương thơ phú.

Năm 1838 (40 tuổi), Cụ cùng Cao Bá Quát lên đường vào Huế thi Hội. Họ Cao trượt, còn Cụ đỗ Tiến sĩ nhưng chỉ là Phó bảng. Tại khoa thi Hội năm 1838 này, Cụ kết thân với Đinh Nhật Thân và Nguyễn Hàm Ninh, để rồi cùng nổi tiếng là bốn nhà văn kiệt hiệt ở kinh đô Huế gọi là “Tràng An tứ kiệt”.

Sau khi thi đỗ, Cụ Nguyễn Văn Siêu được cử giữ chức Hàn lâm viện kiểm thảo; 1 năm sau thăng chủ sự bộ Lễ; năm sau nữa thăng Viên ngoại lang bộ Lễ (thời Vua Minh Mạng).

Năm 1840, vua Thiệu Trị nối ngôi vua Minh Mạng. Vì chú ý đến tài năng của Nguyễn Văn Siêu từ khi còn là hoàng tử, nên vừa lên ngôi vua Thiệu Trị đã cho chuyển Cụ về Nội các làm Thừa chỉ, ít lâu sau lại trao thêm chức Thị Giảng dạy các hoàng tử Hồng Bào, Hồng Nhậm.

Năm 1847, hoàng tử Hồng Nhậm lên ngôi, hiệu là Tự Đức. Hai năm sau vua Tự Đức cử Nguyễn Văn Siêu đi xứ sang cống nhà Thanh bên Trung Quốc. Nhà vua dặn riêng Cụ: Khanh học vấn uyên bác, chuyến này sang xứ, xem xét non sông, phong tục nên ghi chép kỹ, khi về tiến lãm.
Khi về (1850), Cụ Siêu dâng lên vua quyển Vạn lý tập dịch trình tấu thảo, được thăng Học sĩ ở Viện Tập hiền. Năm sau lại thăng án sát Hà Tĩnh rồi án sát Hưng Yên kiêm luôn chức Tuần phủ. Thuở đó, Hưng Yên hay bị vỡ đê, Cụ có gửi về kinh một số điều trần nhưng không hợp ý vua, Cụ bị giáng truất. Năm sau (1854), Cụ đệ đơn xin từ chức về nhà vui với việc dạy học và soạn sách.

Họ Nguyễn tại làng Kim Lũ nay còn giữ một bức chân dung của Thần Siêu, do một hoạ sĩ Trung Hoa vẽ trên lụa vào năm 1868 là năm Cụ mừng thượng thọ 70. Trên bức chân dung này chính Cụ đã đề vào một bài tán giãi bày tâm sự và nói lên lý do tại sao Cụ đã treo ấn từ quan để trở về làm thầy đồ dạy học:

Năm 1872, Cụ Nguyễn Văn Siêu tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Nguyễn Văn Siêu:

Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872)

  • 8 thg 11, 2014
  • 107

Cụ Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1799 tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Lúc đầu có tên là Định, tự là Tồn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ. Trên các sáng tác về văn học, Cụ vẫn thường lấy tên là Nguyễn Siêu.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->