Nguyễn Thị Hưng sinh năm bao nhiêu?

Thông tin về năm sinh và cuộc đời của Nguyễn Thị Hưng

Trả lời:

Nguyễn Thị Hưng sinh năm 1920.

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Thị Hưng:

Bà là nhà cách mạng và là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều đóng góp trong phong trào cách mạng thời kì bí mật trước 19/8/1945 ở Hà Nam, Ninh Bình, tham gia lãnh đạo giành chính quyền tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.


Bà bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng năm 1936 khi mới 16 tuổi, và chính thức vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.
Bà làm giao thông liên lạc cho Liên khu C với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Giai đoạn (1941 – 1943), bà tham gia xây dựng cơ sở cách mạng tại các tỉnh thuộc Liên khu C. Bà lần lượt làm nhiệm vụ Bí thư Ban cán sự tỉnh Hà Nam năm 1943, Bí thư Ban cán sự tỉnh Ninh Bình (thay ông Vũ Thơ) năm 1944.
Văn bản xác nhận của Xứ ủy viên Lê Liêm về tư cách bí thư Hà Nam, Ninh Bình của Bà Hưng.
Tháng 3/1945 trong giai đoạn chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa dành chính quyền Bà Hưng đã tích cực tham gia chuẩn bị lực lượng ở Kim Động, Hưng Yên. Đặc biệt bà đã lãnh đạo nhân dân Kim Động cướp Kho thóc Đống Long (Kim Động) của Nhật. Đây là một trong những sự kiện gây tiếng vang lớn ở miền Bắc (được đưa lên phim truyện “Sao Tháng Tám”).
Tháng 8/1945: bà Hưng lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền tại huyện lỵ Kim Động, rồi tỉnh lỵ Hưng Yên.
Giai đoạn 1945 – 1950: bà là Tỉnh ủy viên, Bí thư Phụ nữ các tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang. Bà có những đóng góp to lớn trong xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ tại Hưng Yên và Thái Nguyên.
Giai đoạn 1952 – 1956: bà vào quân đội, được giữ chức vụ Chính trị viên cấp tiểu đoàn, Trường Lục quân Việt Nam tại Trung Quốc.
Sau khi hòa bình lập lại tại miền Bắc, bà Hưng chuyển sang công tác tại Bộ Ngoại thương. Giai đoạn 1957 – 1970, bà làm giám đốc Xí nghiệp Len – Thêu – Ren xuất khẩu, Phó giám đốc kiêm bí thư Đảng ủy Công ty XNK Tocontap.
Bà Hưng chụp cùng bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân của Thủ tướng Chu Ân Lai tại Bắc Kinh 1960.
Bà Hưng giai đoạn công tác tại Bộ Công Thương 1970.
Giai đoạn (1970 – 1972), bà làm Chánh thanh tra Bộ Ngoại thương. Bà nổi tiếng là người nguyên tắc nhưng cũng rất tình cảm và gương mẫu, vì vậy rất được cấp trên tín nhiệm và có uy tín với cấp dưới.
Giai đoạn (1972 – 1978), bà làm Phó giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Công ty XNK Barotex. Bà có công đóng góp xây dựng phát triển Barotex thành một tổng công ty nhà nước mạnh trong lĩnh vực thủ công mĩ nghệ, được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng bằng khen và lẵng hoa do đóng góp cho sự phát triển của ngành sản xuất thủ công mĩ nghệ của đất nước.
Năm 1978, bà đề đạt với lãnh đạo Bộ Ngoại thương nguyện vọng về hưu đúng tuổi để tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có năng lực quản lý thay thế.
Bà được tặng thưởng huân chương Độc lập hạng 2 (1987).
Bà mất vào năm 1993.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm chi tiết về Nguyễn Thị Hưng:

Nguyễn Thị Hưng (1920 - 1993)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Bà là nhà cách mạng và là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều đóng góp trong phong trào cách mạng thời kì bí mật trước 19/8/1945 ở Hà Nam, Ninh Bình, tham gia lãnh đạo giành chính quyền tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->