Nguyễn Thái Bình mất năm bao nhiêu?
Thông tin về năm mất và cuộc đời của Nguyễn Thái Bình
Trả lời:
Nguyễn Thái Bình mất năm 1972.
Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Thái Bình:
Nguyễn Thái Bình sinh ngày 14 tháng 1, 1948 tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuôc, tỉnh Long An, là con thứ hai trong 9 người con của bà Lê Thị Anh và ông Nguyễn Văn Hai (Thái Bình là con thứ ba trong 12 người con, trong đó 4 người đã chết nếu tính luôn Thái Bình).
Lúc nhỏ, Nguyễn Thái Bình học ở trường sơ cấp Tân Kim (quê ngoại), lên lớp ba chuyển về trường Tiểu học Cần Giuộc (nay là trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình). Sau khi học xong tiểu học, Thái Bình theo gia đình lên Sài Gòn học tại trường Trung học Pétrus Ký (nay là trường chuyên Phổ thông trung học Lê Hồng Phong, quận 5, TP. Hồ Chí Minh).
Năm 1966, sau khi đỗ Tú tài II, anh lần lượt thi đỗ vào các ngành Y, Dược, Nông Lâm Súc và cả Học viện Quốc gia hành chính của Sài Gòn. Nhưng anh chọn học trường Cao đẳng Nông Lâm Súc, nay là Đại học Nông Lâm.
Tháng 3/1968, Nguyễn Thái Bình được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp học bổng “lãnh đạo” (Leadership) ở Mỹ. Niên khóa đầu anh học tại trường Cao đẳng Fresno, California. Sau một năm học tại đây, anh thi đỗ và trở thành sinh viên Việt Nam duy nhất theo học tại Đại học Washington. Anh theo học tại Đại học cộng đồng ở Fresno, California một năm rồi chuyển đến Đại học Washington.
Dù sống ở Mỹ, giữa chốn ăn chơi đô hội nhưng Nguyễn Thái Bình không bị cuốn hút bởi những thứ đó. Anh luôn day dứt nghĩ về một miền quê đang đắm chìm trong cảnh ly loạn, đạn bom không dứt. Anh tham gia và tổ chức nhiều cuộc biểu tình, mít-tinh, diễn thuyết, hội thảo, viết báo… chống chiến tranh, không những ở Đại học Washington mà còn ở nhiều nơi khác
Mùa hè năm 1970, theo AID dành cho học bổng Leadership, sinh viên Nguyễn Thái Bình được về thăm gia đình ở Việt Nam 2 tháng.
Vào cuối năm 1971, Nguyễn Thái Bình tăng cường tiếp xúc với các tổ chức và cá nhân người Mỹ phản chiến, hình ảnh của anh liên tiếp xuất hiện trên những bài báo tường thuật các vụ biểu tình phản chiến tại Mỹ. Nguyễn Thái Bình nhanh chóng trở thành một người Việt tích cực trong phong trào chống đế quốc Mỹ xâm lược của người Việt Nam ngay trên đất Mỹ. Anh trở thành biểu tượng về lòng yêu nước của sinh viên Việt Nam trong mắt người nước ngoài.
Ngày 10/2/1972, Nguyễn Thái Bình cùng với 9 sinh viên Việt Nam (6 nam và 3 nữ) chiếm văn phòng Tòa lãnh sự chính quyền Sài Gòn ở số 886 Quảng trường Liên Hiệp Quốc, New York, phát đi bản tuyên bố lên án Đế quốc Mỹ xâm lược và Ngụy quyền Sài Gòn. Bản tuyên bố này đã được truyền đi tới các nước như Pháp, Canada và các nước Mỹ La tinh. Tòa lãnh sự đã nhờ cảnh sát Mỹ can thiệp và bắt tất cả các sinh viên.
Tháng 5/1972, Nguyễn Thái Bình được công nhận tốt nghiệp hạng danh dự ở Đại học Washington. Tại buổi lễ trao học vị lần thứ 97 của trường này, Thái Bình đã công bố bản “nợ máu của đế quốc Mỹ đối với dân tộc Việt Nam”, làm gián đoạn nghi lễ.
Những ảnh hưởng và sự lan tỏa phong trào chống Mỹ tại đất Mỹ đã khiến cho cơ quan Trung ương tình báo Mỹ CIA ngấm ngầm trục xuất Nguyễn Thái Bình về Việt Nam. Ngày hôm trước khi bước lên chuyến bay định mệnh (1/7/1972), Nguyễn Thái Bình đã viết để lại 2 bức thư ngỏ gửi nhân dân yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới và bức thứ hai gửi Tổng thống Mỹ Richard Nixon.
Gần 10 giờ ngày 02/07/1972, Nguyễn Thái Bình bị sát hại trên chiếc máy bay Boeing 747 mang số 841 của Hãng hàng không Liên Mỹ khi đang hạ cánh xuống đường băng phi trường Tân Sơn Nhất. Những nhân viên CIA Cục tình báo Trung ương Mỹ đã đê hèn bắn 4 phát đạn vào ngực của anh và quy anh là “không tặc” định cướp máy bay, đã bị 1 hành khách trên máy bay bắn chết. Người thanh niên vừa tròn 24 tuổi ấy ngã xuống như 1 anh hùng và đi vào cõi bất tử.
Gia đình của anh bị Ngụy quyền ở Sài Gòn bắt ngay sau khi anh bị sát hại và cha anh không được dự lễ tang của con mình được tổ chức lặng lẽ vào ngày 6/7/1972.
Năm 1997, ngôi mộ và ngôi nhà Nguyễn Thái Bình sống thời thơ ấu đã được UBND tỉnh Long An ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử - loại hình lưu niệm nhân vật lịch sử. Ngày 23/2/ 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định số 212/QĐ-CTN, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sỹ Nguyễn Thái Bình.
Tài liệu tham khảo:
thcsnguyenthaibinh.edu.vn
www.longan.gov.vn
Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 33.
thptnguyenthaibinhdaklak.edu.vn
phunutoday.vn
chinhphu.vn
vi.wikipedia.org
Xem thêm chi tiết về Nguyễn Thái Bình:
Nguyễn Thái Bình (1948 - 1972)
- 8 thg 10, 2014
- 513
Nguyễn Thái Bình sinh ngày 14 tháng 1, 1948 tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuôc, tỉnh Long An, là con thứ hai trong 9 người con của bà Lê Thị Anh và ông Nguyễn Văn Hai (Thái Bình là con thứ ba trong 12 người con, trong đó 4 người đã chết nếu tính luôn Thái Bình).
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống